Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Tàu ngầm Hoàng Sa lặn, nổi thành công: Khác Trường Sa 1 - DVO

Xung quanh thông tin tàu ngầm Hoàng Sa của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình ) thử nghiệm thành công trong bể, sáng ngày 10/11, chia sẻ với báo Đất Việt, ông Hòa cho biết: "Buổi thử nghiệm đạt được những thành công ngoài mong đợi. Tất cả mọi thông số kỹ thuật trong thiết kế đều đảm bảo 100%.

Con tàu này thử nghiệm mấy ngày hôm nay rồi, và chưa gặp một sự cố nào. Tuy nhiên, trong tuần này tôi sẽ cho thử liên tiếp xem có trục trặc gì không. Nếu không thì sang tuần sau tôi sẽ đưa ra khỏi bể, sơn trang trí rồi đem ra biển".

Theo ông Hòa, tính năng hoạt động của con tàu Hoàng Sa này tốt hơn rất nhiều so với con Trường Sa 1. Hoàng Sa rút kinh nghiệm và được cải tiến từ con Trường Sa 1 nên nó mới hơn từ động cơ, hệ thống điều khiển cũng khác hoàn toàn.

Tau ngam Hoang Sa lan, noi thanh cong: Sap ra bien
Tàu ngầm mini tự chế Hoàng Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa. Ảnh Quốc Hòa

Nói về mục đích sử dụng con tàu Hoàng Sa, vị doanh nhân này cho biết: "Có thể sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau, phụ thuộc vào người sử dụng là chính. Có thể dùng cho các nhà khảo cổ học tìm kiếm dưới đáy biển, khai thác hải sản, cho du lịch hoặc những việc khác".

"Tôi có cả 1 kế hoạch, ước mơ lớn cho việc chế tạo tàu ngầm. Thành công này chỉ là bước đầu tiên trong ước mơ đó thôi. Việt Nam đang rất cần những con tàu ngầm mini như thế này, nó không chỉ giúp ích cho việc bảo vệ chủ quyền mà còn có thể làm kinh tế trên biển. Tôi chỉ mong sau này có đủ tiềm lực về kinh tế cũng như khả năng để có thể chế tạo được những con tàu ngầm khác có mục đích sử dụng sát thực tế hơn", ông Hòa chia sẻ.

Cho biết thêm về việc chế tạo con tàu ngầm Hoàng Sa này, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa nói: Con Hoàng Sa này làm không khó, chỉ khó việc chế tạo cái lắp boong kính. Nếu cái boong kính để trên mặt đất thì quá đơn giản nhưng đây là tàu lặn chịu áp suất cao nên việc chế tạo cũng như tìm kiếm ở thị trường trong nước rất khó. Tuy nhiên, tôi đã kiên trì mày mò và sau 3 tháng cũng làm ra sản phẩm đúng như mong muốn.

Tau ngam Hoang Sa lan, noi thanh cong: Sap ra bien
Đây là chiếc tàu ngầm tự chế thứ hai của ông Hòa.

Cho biết về bản quyền của con ngầm Hoàng Sa này, ông Hòa nói: "Tôi không cần đăng ký bản quyền. Tôi làm cái này là cho đất nước, ai muốn làm theo thì tôi mừng quá. Từ khi đăng ảnh con tàu Hoàng Sa này đã có rất nhiều người đến chia sẻ kiến thức cũng như nói về ý tưởng của họ.

Tôi cũng chia sẻ về những gì mình đã làm được một cách vô tư nhất, không giấu giếm. Chính những điều này sẽ giúp cho nền công nghiệp chế tạo tàu ngầm ở Việt Nam phát triển và thành công hơn nữa. Đối với tôi, kinh phí mới khó chứ không phải công nghệ."

Được biết, tàu ngầm mini Hoàng Sa nặng 9 tấn, dài 7 mét, bề ngang 2,5 mét; cao 2 mét và có thể lặn sâu 50 mét. Thời gian lặn theo tính toán là 3 ngày 3 đêm và có thể hoạt động trong vòng bán kính 400km.

Ngoài ra, theo thiết kế, tàu ngầm Hoàng Sa có thể vượt qua bùn, bãi cạn nhờ hệ thống vít và trục xoắn ở dưới bụng con tàu.

Năm ngoái, tàu ngầm Trường Sa 1 của ông Nguyễn Quốc Hòa thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều cơ quan chức năng đã tới tham quan tàu như Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường, Viện Kỹ thuật hải quân Hải Phòng. Trong lúc chờ sự giúp đỡ từ nhà nước, doanh nhân Thái Bình tiếp tục tạo ra tàu Hoàng Sa.

Video tàu ngầm Hoàng Sa thử nghiệm thành công:

Gia Hân

Dùng thuốc tránh thai gây ung thư: Sự thật là gì? - DVO

Xung quanh thông tin Tiến sỹ Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) cho biết: Tỷ lệ mắc ung thư ở phụ nữ ngày càng có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam, một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung là do hút thuốc lá, sử dụng thuốc tránh thai lâu dài..., chiều ngày 21/12, chia sẻ với báo Đất Việt, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam phân tích:

"Trong thuốc tránh thai có những chất làm cho tế bào có thể biến thành ung thư. Tuy nhiên, trong thuốc tránh thai chỉ có vài loại làm tăng nguy cơ một phần nào đó cho bệnh ung thư cổ tử cung. Phải khẳng định rõ, đây không phải là nguyên nhân nổi cộm. Chính vì vậy, khi Bộ Y tế phổ biến cái này phải nói rõ, phải cẩn thận, phải nói loại thuốc tránh thai nào cụ thể mà gây ung thư để người dân hiểu đúng và yên tâm."

Thuoc tranh thai co the gay ung thu: Su that la gi?
Nhân viên y tế tầm soát ung thư cho phụ nữ. Ảnh: TTXVN

BS.Hùng nói thêm: "Dùng thuốc tránh thai là vấn đề không lớn, nếu không hiểu rõ ràng, chính xác sẽ lợi bất cập hại, hại bất cập lợi. Khi chưa có thông tin đầy đủ mà người dân bỏ hết các loại thì cũng không được. Trong khi đó, nếu người phụ nữ sử dụng hormon để bù trừ estrogen ở tuổi mãn kinh thì vấn đề đó mới thực sự lớn vì đã có nghiên cứu rõ ràng về việc dùng hocmon đó có nguy cơ ung thư vú rất cao".

Như thông tin báo chí đã đưa, Tiến sỹ Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) cho biết: Tỷ lệ mắc ung thư ở phụ nữ ngày càng có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam, trong đó ung thư sinh dục bao gồm ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hai loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ.

Cụ thể, ước tính mỗi năm có 528.000 ca ung thư cổ tử cung mới mắc và 266.000 phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung trên thế giới. Ở Việt Nam mỗi năm có 5.664 ca mắc mới và 2.472 phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung là do hoạt động tình dục sớm hoặc lần đầu của vị thành niên, thanh niên không an toàn, quan hệ tình dục với nhiều người; mắc bệnh suy giảm miễn dịch (HIV, bệnh mãn tính); hút thuốc lá; sử dụng thuốc tránh thai lâu dài…

Vụ trưởng Lưu Thị Hồng nhấn mạnh: Công tác phòng chống ung thư sinh sản (ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng) tại Việt Nam hiện gặp nhiều khó khăn do thiếu các số liệu mới mắc và hiện mắc, thiếu chỉ số theo dõi và giám sát về ung thư sinh sản trong hệ thống báo cáo sức khỏe sinh sản.

Gia Hân

Gen thần kỳ giúp cây phát triển trong không gian - DVO

Các nhà khoa học ở Úc đã khám phá ra một loại gen giúp các cây thuốc lá trồng ở bản địa có khả năng phát triển và ra hoa kết quả trong một khoảng thời gian cực ngắn cũng như điều kiện môi trường rất cằn cỗi khô hạn.

Nếu được cấy ghép vào những loại cây trồng khác, loại gen này có thể chính là mấu chốt giúp các cây lương thực có thể sống sót và sinh trưởng nhanh trong môi trường khắc nghiệt của không gian vũ trụ. Các loại cây này sẽ được trồng ở những nơi như Trạm Không Gian Vũ Trụ Quốc Tế (ISS), hoặc trong các khu vực dân cư sinh sống khép kín ở sao Hỏa đang được dự kiến xây dựng trong tương lai. 

Gen than ky giup cay trong duoc tren sao Hoa
Nhà khoa học đến từ Đại học Công Nghệ Queensland đang giới thiệu về loại cây được cấy gien biến đổi giúp phát triển với một tốc độ chóng mặt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Nguồn: YouTube/20th Century Fox

Để sống còn qua các thế hệ, những cây trồng này phải chống lại được hạn hán, kẻ thù số một của các loài thực vật.

Gen than ky giup cay trong duoc tren sao Hoa
Hai nhà nghiên cứu Julia Bally và Peter Waterhouse đến từ Đại học Công nghệ Queensland (Mỹ), đã khám phá ra loại cây thuốc lá có bộ gen với những tính chất rất đặc biệt. Loại cây thuốc lá này chính là yếu tố mấu chốt trong việc sản xuất thực phẩm trong không gian ở thì tương lai. Nguồn: Credit: Erika Fish

Loại cây thuốc lá được đề cập trong báo cáo trên có tên khoa học là Nicotiana benthamiana, hay còn được gọi là Pitjuri như các bộ tộc bản địa thường gọi. Trong lúc tìm kiếm các mẫu hóa thạch của loại cây này, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, cây thuốc lá Pitjuri đã chống chọi lại được thời tiết và môi trường khắc nghiệt của nước Úc trong suốt khoảng thời gian kéo dài 750.000 năm.

Loại cây thuốc lá này còn có một tính chất độc nhất mà không một loài cây nào khác có được. Chúng tiếp nhận nguồn gen từ các loài khác cũng như từ virus xâm nhập mà không có bất kì sự đào thải nào. Chính vì thế, chúng đã được sử dụng trong phòng thí nghiệm qua nhiều thập kỉ với vai trò tương tự như những con chuột làm thí nghiệm: kiểm tra thử tính chất của các loại virus và vắc xin mới.

Tuy đã sử dụng cây thuốc lá Pitjuri trong phòng thí nghiệm khá lâu, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không biết được vì sao loại cây này lại dễ dàng chấp nhận những nguồn gen lạ đến từ bên ngoài như vậy.

Chỉ cho đến khoảng thời gian gần đây, các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Queensland mới khám phá ra được câu trả lời. Chính loại gen giúp cây thuốc lá Pitjuri chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt cũng đồng thời khiến cho loại cây này có được tính chất dễ dàng tiếp nhận các nguồn gen lạ bên ngoài.

Các nhà khoa học đã cắt lấy mẫu gen đặc biệt này của cây thuốc lá Pitjuri và gắn nó vào bộ gen của một loài cây khác. Điều này khiến cho cây được ghép gen hoàn toàn mất hết khả năng chống lại những sự xâm nhập từ bên ngoài như virus gây bệnh hoặc các loại gen lạ.

Tuy có vẻ tiêu cực nhưng quá trình này lại khiến cho cây ghép gen tập trung được toàn bộ năng lượng vào việc sinh trưởng, khiến chúng phát triển, ra hoa, kết quả hoặc cho hạt nhanh đến mức chóng mặt trong một khoảng thời gian ngắn.

Trong môi trường trồng trọt bình thường trên Trái Đất như trong các trang trại hay vườn ươm, việc mất đi hệ thống miễn dịch sẽ là một tai họa đối với các loại cây trồng. Chúng sẽ bị các loài virus, dịch bệnh xâm hại và tiêu diệt nhanh chóng.

Nhưng trong môi trường vô trùng và cằn cỗi thiếu dưỡng chất như trong phòng thí nghiệm hay trên không gian thì việc không có hệ miễn dịch lại là một điều kiện tuyệt vời. Vì lúc này, sự tồn tại của hệ miễn dịch là hoàn toàn vô ích và các loài thực vật cần loại bỏ khả năng này để tập trung cho quá trình tồn tại và phát triển.

Các nhà khoa học hiện đang chuẩn bị nuôi trồng loại cây mới này trong môi trường không gian ở trên Trạm Không Gian Vũ Trụ Quốc Tế (ISS). Sau khi các loại cây này ra hoa kết quả, những phi hành gia sống tại nơi đây sẽ là những người ăn thử đầu tiên.

Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tiếp tục cấy gen của cây thuốc lá Pitjuri vào những loài cây trồng đa dạng hơn. Bên cạnh đó, họ cũng cải tiến gen này, khiến chúng phát triển nhanh hơn nữa. Lúc đó, các phi hành gia có thể tự cung tự cấp lương thực cho mình trong lúc thám hiểm không gian mà không cần phải mang theo thực phẩm dự trữ.

Tuy vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về độ an toàn của các thực phẩm biến đổi gen, nhưng các nhà khoa học cho rằng đây là lựa chọn duy nhất của chúng ta nếu muốn cung cấp đủ lương thực cho việc định cư trên sao Hỏa trong tương lai.

Theo Khám Phá

Xuất hiện nấm ngoài hành tinh nở ra từ trứng ở Anh - DVO

Hình ảnh về loại nấm lạ này đã được nhà nghiên cứu động vật hoang dã Dan Hoare ghi lại và chia sẻ lên trang Twitter của ông. Dan Hoare gọi nó bằng cái tên là những ngón tay ma quỷ. Được biết, nó có tên khoa học là Clathrus archeri.

Xuat hien nam ngoai hanh tinh no ra tu trung o Anh

Khi trông thấy hình ảnh và video quay lại cảnh tượng phát triển của cây nấm này trên Twitter, nhiều người đã vô cùng ngạc nhiên về sự kỳ dị của nó khi nở ra từ một bọc trứng và xòe ra như những cái chân bạch tuộc đáng sợ. Có người cho rằng đây là nấm ngoài hành tinh vì chưa từng nhìn thấy loại cây như vậy bao giờ.

Xuat hien nam ngoai hanh tinh no ra tu trung o Anh

Theo ông Hoare, đây là loài nấm bản địa có Nguồn gốc ở Australia và New Zealand. Tại Anh, lần đầu tiên người ta phát hiện ra nó ở Cornwall vào năm 1946, sau đó nó được tìm thấy ở nhiều nơi khác như Bedfordshire, Hampshire, Kent, Suffolk, Surrey, và quần đảo Channel. Hiện tại, nó đang bắt đầu nở rộ ở New Forest.

Rất có thể chúng đã được lan truyền qua con đường cung cấp các thiết bị quân sự cho Pháp hồi đầu thế chiến thứ nhất.

Xuat hien nam ngoai hanh tinh no ra tu trung o Anh

Lý giải về việc nó nở ra từ bọc trứng, Hoare cho biết, loại nấm trên có một giai đoạn gọi là "giai đoạn túi trứng", từ đó cơ thể chúng bắt đầu nảy sinh, nở ra thành những ngón tay màu đỏ và tiết ra một chất kết dính màu đen.

Loài nấm này thường mọc trên những thân gỗ mục nát, vụn gỗ, gần gốc cây hay nơi có lá rụng. Chúng có mùi hôi khó chịu, nhưng chính nhờ mùi này chúng có thể thu hút loài ruồi tìm đến. Nhờ vào những con ruồi, các bào tử của chúng sẽ được phân tán. Ở một số nơi, người ta đã sử dụng nấm này để chế biến thành món ăn lạ miệng.

Vân Anh

(Theo DM)

Nhân bản chó cảnh thương mại đã trở thành hiện thực - DVO

Bác sĩ thú y Phillip Dupont ở Louisiana, Mỹ mới đây đã làm giới khoa học ngạc nhiên vì đã bỏ tiền túi để nhân bản cặp chó cưng với mục đích duy nhất, nuôi làm cảnh.

100.000 ngàn $ cho 1 cặp chó nhân bản

Theo trang tin Chuyện xứ người (OC) của Mỹ, bác sĩ thú y Phillip Dupont ở Louisiana, Mỹ vừa bỏ ra trên 100.000 $ để nhân bản hai con chó cưng từ chó chủ Melvin.

Bac si nhan bản chó cảnh dem ban
Quy trình nhân bản vô tính chó cảnh

Đơn giản chỉ vì quá yêu loài thú bốn chân này, và coi nó là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của Phillip và gia đình mà không nghĩ đến cái hại lâu dài mà chính khoa học cũng chưa giám làm cho mục đích thương mại, nếu không nói là đang bị cấm.

Bất chấp dư luận bàn tán, cách đây hai năm Phillip đã quyết định chi tiền để sang Hàn Quốc nhân bản chó Melvin, và giờ đây gia đình Duponts đã có thêm hai con chó mới giống hệt nhau, là Ken Gordon, đặt tên theo tên gọi của người chú, và Henry Fontenot, tên gọi của người bạn nối khố với Phillip.

Cả hai, gọi ngắn là Ken và Henry đều mang các đặc tính chó chủ Melvin để thay thế cho con chó này đã gần 12 tuổi hiện quá già sắp nghỉ hưu.

Bac si nhan bản chó cảnh dem ban
Quảng cáo giá nhân bản 1 cặp chó cảnh 100.000 $

Ken và Henry đã lớn, có thể thay Melvin làm việc tại phòng khám của Phillip ở Lafayette , tuy chưa thật thuần thục nhưng có thể đảm đương được những phần việc mà Melvin đã làm.

"Tôi đã từng nói với mọi người, Melvin được giao nhiệm vụ “chánh văn phòng”, phụ trách khâu lễ tân và quản lý. Và nay khi nghỉ hưu, Ken sẽ lên thay còn Henry thì hỗ trợ khâu lễ tân khi mọi người đến phòng khám, cả hai có thể làm việc luân phiên. Khi có người đến, chúng cùng đứng lên và đặt hai chân trước lên bàn, tỏ ý mời khách ngồi”, bà Paula, vợ bác sĩ Phillip Dupont khoe.

Được ra đời bằng kỹ thuật nhân bản nên Ken và Henry giống nhau như hai giọt nước, giống đến nỗi ngay cả các thành viên gia đình Duponts cũng khó phân biệt.

Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ lại có thể phân biệt, Ken ra đời trước một ngày, cơ thể nhỏ hơn, nhưng tổng thể giống nhau tới 99%, nhất là đôi chân trước có lông trắng ở một bên và một bên ít hơn, cả hai đều có móng vuốt đen trên chân trước trái.  Để dễ phân biệt, Ken được đeo một chiếc vòng đỏ trên cổ còn Henry đeo vòng màu đen.

Bac si nhan bản chó cảnh dem ban
Ông Phillip Dupont cùng Melvin và Ken & Henry

Được nhân bản vì quá thông minh

Theo Phillip Dupont, các thành viên trong gia đình ông ai ai cũng thích nhân bản Melvin, lý do có nhiều nhưng đây là giống chó thông minh nhất mà gia đình Duponts đã từng nuôi.

Ví dụ, khi gia đinh bị mất chùm chìa khóa, chính Melvin đã tìm ra, kẹp vào chân và mang về cho gia chủ. Ngoài ra, Melvin còn là còn vật  rất thân thiện và đáng yêu, chưa hề gây phiền hà cho gia đình lẫn hàng xóm, đặc biệt, nó còn biết tiếp chuyện với gia chủ, biết “lắng nghe, thấu hiểu”.

Bac si nhan bản chó cảnh dem ban
Bac si nhan bản chó cảnh dem ban
Melvin và Ken & Henry

Việc nhân bản Melvin được gia đình Duponts quan tâm kể từ khi thấy chương trình quảng cáo trên kênh Discovery về nhân bản vật nuôi. Sau khi tiến hành nghiên cứu, gia đình Duponts đã tìm thấy một công ty sinh học của Hàn Quốc, Sooam Biotech là nơi đã phát triển thành công công nghệ nhân bản chó.

"Tôi nghĩ đây là một ý tưởng tốt. Nó không làm tổn thương Melvin, vì vậy đã quyết định chi tờ séc 100.000 $ để ký hợp đồng nhân bản với Sooam Biotech”. Phillip Dupont cho hay.

GLTT: Thành tựu KH&CN sau 5 năm phát triển chiến lược - DVO

Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 được khởi đầu thực hiện trong bối cảnh Việt Nam bước vào kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 khi đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển và bước đầu gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập trung bình. 

Vai trò của KH&CN ngày càng được coi trọng. Phát triển KH&CN và nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược, là đòn bẩy của quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. 

GLTT: Thanh tuu KH&CN sau 5 nam phat trien chien luoc
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân phát biểu tại Hội nghị toàn quốc Triển khai chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 - 2020.

Các mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển KH&CN của Chiến lược là cơ sở quan trọng để Bộ KH&CN và các Bộ, ngành, địa phương ban hành các chiến lược ngành, quy hoạch, kế hoạch trung hạn và chương trình hành động, lồng ghép các nội dung phát triển KH&CN vào kế hoạch phát triển KT-XH phục vụ các mục tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực và địa phương.

Nhân dịp sơ kết 5 năm thực hiện chiến lược lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2015, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN phối hợp với Báo Đất Việt tổ chức giao lưu trực tuyến nhằm khẳng định những đóng góp thiết thực của KH&CN đối với phát triển KT-XH. 

Thời gian diễn ra buổi Giao lưu trực tuyến: 14h00 - 16h00, Thứ Năm, ngày 31/12/2015.

Địa điểm: Trụ sở Báo Đất Việt - Số 3/C11, Ngõ 17, Hoàng Ngọc Phách, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.

Khách mời của chương trình gồm:

- Ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam- Tiễn sĩ Bác sĩ Nguyễn Phú Kiều - Viện Trưởng Viện nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo- Ông Trần Mạnh Báo, Tổng Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Thái Bình- Ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN

Để tham gia chương trình, mời quý độc giả đặt câu hỏi trực tuyến TẠI Đ Y hoặc vào hộp mail: tkts@baodatviet.vn

Ban biên tập Báo Đất Việt!

Uruguay: Thiên thạch rơi thủng trần nhà - DVO

Tại một trang trại ở San Carlos, Maldonado, Uruguay hôm 18/9, một thiên thạch nặng khoảng 712-gram rơi xuống mái của một ngôi nhà ở đây.

Thien thach roi thung tran nha
Hình ảnh của thiên thạch rơi ở San Carlos, Uruguay.

Thiên thạch đã rơi xuống với tốc độ khoảng 250 km/h.

Thiên thạch này rơi xuống đã làm thủng trần nhà của ngôi nhà này, đồng thời làm hỏng một cái giường và một chiếc tivi trước khi nó rơi xuống đất.

Thien thach roi thung tran nha
Thien thach roi thung tran nha
Lỗ thủng trên trần nhà.

Chủ nhân ngôi nhà đã đem viên đá này cho Đại học Quốc gia Uruguay (Udelar) để nghiên cứu.

Vài tuần sau, vào ngày 14/10, trong một cuộc họp báo, các chuyên gia tuyên bố đó là một thiên thạch.

Nghiên cứu  được thực hiện bởi các giáo sư và sinh viên làm việc tại Sở Thiên văn học, tại Viện vật lý, tại Viện Khoa học địa chất và tại Đài quan sát Liceo của San Carlos, Uruguay.

Sau khi thiên thạch rơi xuống làm thủng trần nhà ở San Carlos, một trang Facebook có tên Meteorito de san Carlos đã được tạo ra nhằm mô tả lại sự việc trên ở Uruguay.

Thien thach roi thung tran nha

Được biết, đây là thiên thạhh đầu tiên rơi xuống ở Uruguay.

Theo Strangesounds

Tăng cường sự đóng góp của KH&CN với sự phát triển kinh tế - xã hội - DVO

Qua quá trình 5 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) giai đoạn 2011 – 2020 (gọi tắt là Chiến lược) cho thấy, Chiến lược đã tác động đáng kể trong việc đổi mới về cơ bản và tương đối đồng bộ hàng lang pháp lý, cơ chế tổ chức, quản lý KH&CN, nâng cao năng lực KH&CN của đất nước, đặc biệt trong việc gia tăng đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện đáng kể vị thế của KH&CN Việt Nam trong khu vực và thế giới.

Chiến lược đặt ra nhiều mục tiêu lớn

Ngày 11/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 418/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020. Chiến lược đã đặt ra các mục tiêu, định hướng nhiệm vụ cũng như các giải pháp chủ yếu phát triển KH&CN.

Tang cuong dong gop KH&CN voi phat trien kinh te - xa hoi
KH&CN đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng nền kinh tế. Ảnh: NH

Mục tiêu tổng quát của chiến lược là phát triển đồng bộ khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; đưa KH&CN thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đến năm 2020, KH&CN Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới.

Cụ thể, đến năm 2020, KH&CN góp phần đáng kể vào tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giá trị sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 10 – 15%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và trên 20%/năm giai đoạn 2016 – 2020. Giá trị giao dịch của thị trường KH&CN tăng trung bình 15-17%/năm.

Số lượng công bố quốc tế từ các đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước tăng trung bình 15 – 20%/năm. Số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ giai đoạn 2011 – 2015 tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2011 – 2015, trong đó đặc biệt tăng nhanh số lượng sáng chế được tạo ra từ các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước.

Mục tiêu đến năm 2020, hình thành 60 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ năng lực giải quyết những vấn đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với KH&CN; 5.000 doanh nghiệp KH&CN; 60 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.

Tang cuong dong gop KH&CN voi phat trien kinh te - xa hoi
Nhờ đổi mới công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã làm chủ được các công nghệ hiện đại. Ảnh: Giàn không gian xuất khẩu của Công ty Cơ khí Đông Anh. Ảnh: NH

Theo Chiến lược, thời gian tới sẽ tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN. Trong đó, tái cấu trúc, quy hoạch lại hệ thống tổ chức KH&CN quốc gia theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, trùng lặp và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế; khuyến khích, hỗ trợ hình thành, phát triển các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế; phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN. Phát triển mạnh doanh nghiệp KH&CN, chủ yếu từ các trường đại học, viện nghiên cứu;…

Gia tăng đóng góp của KH&CN

Việc tổ chức triển khai Chiến lược của các bộ, ngành và địa phương trong toàn quốc thời gian qua đã đem lại những kết quả bước đầu rất khích lệ. Trong khoa học tự nhiên, Việt Nam đã có bước phát triển về nghiên cứu cơ bản, tạo tiền đề hình thành một số lĩnh vực KH&CN đa ngành mới như vũ trụ, y sinh, nano, hạt nhân; một số lĩnh vực có thế mạnh như toán học, vật lý lý thuyết đạt thứ hạng cao trong khu vực ASEAN.

Khoa học xã hội và nhân văn đã kịp thời cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương phát triển đất nước, hoàn thiện pháp luật, tạo tiền đề cho đổi mới tư duy kinh tế, khẳng định lịch sử hình thành, phát triển dân tộc, bảo tồn các hệ giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam.

Trong công nghiệp, dịch vụ, lực lượng KH&CN trong nước đã có khả năng thiết kế, chế tạo thành công nhiều công nghệ, thiết bị nội địa đạt tiêu chuẩn quốc tế; có năng lực hấp thụ và làm chủ công nghệ mới, công nghệ cao trong một số ngành thiết yếu như điện, điện tử, dầu khí, đóng tàu, xây dựng, y tế, công nghệ thông tin và truyền thông. Việc tăng cường ứng dụng KH&CN cũng góp phần không nhỏ trong phát triển nông thôn mới, các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, phát huy lợi thế và tiềm năng của các địa phương,...

Đá nổi trên nước 210 triệu/kg: Trò lừa của thương nhân TQ? - DVO

Xung quanh thông tin đá cổ nổi trên mặt nước bán với giá 21 triệu đồng/100 gam tại  Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt – Trung ở Lào Cai, sáng ngày 16/11, trao đổi với Đất Việt, ông Đỗ Trường Giang, giám đốc Sở Công thưởng tỉnh Lào Cai cho biết:

"Qua thông tin báo chí đưa, Sở đã cử người đi kiểm tra thì thực tế là có người bán cái này, giá cả thì bán theo viên. Tuy nhiên, chưa xác minh được đấy là gỗ nổi hay là đá thật. Từ trước đến nay, tôi chưa thấy loại đá nổi như này bao giờ, để chính xác hơn có lẽ phảo nhờ các cơ quan chuyên môn xem xét mới có kết luận chính xác".

Da noi tren nuoc 210 trieu/kg: Tro lua cua thuong nhan TQ?
Chủ gian hàng chứng minh cho người tiêu dùng thấy đá nổi trên mặt nước. Ảnh báo Lào Cai

Về vấn đề này, ông Đỗ Đức Thắng - Phó chánh văn phòng Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam cho biết: "Lần đầu tiên tôi nghe nói có đá cổ nổi trên mặt nước, thứ 2 là đá mà nổi được trên nước thì về nguyên tắc là trọng lượng riêng phải nhỏ hơn nước tức là nhỏ hơn 1. Nói tóm lại với thông tin báo chí đưa như thế và những gì mà tôi nắm được thì gần như không có loại đá đó".

Ông Thắng nhấn mạnh: "Loại đá này không có gì đặc biệt, nhẹ hơn nước thì cũng bình thường. Tôi nghĩ sản phẩm này là do công nghệ làm ra thì chuẩn hơn vì gỗ hóa thạch đa phần vẫn nặng hơn nước chứ không nói đến đá"

Cho biết thêm về việc này, ông Thắng nói: "Việc người Trung Quốc sang nước mình bán loại đá này cũng như trước đó, các thương lái Trung Quốc còn sang mình mua giun với giá cao nhưng mục tiêu không biết có tích cực không. Tuy nhiên, tôi thấy những loại mặt hàng này về mặt thị trường thì cứ hiếm là đắt nhưng về mặt giá trị thì cũng không có gì".

Như thông tin báo chí đã đưa, loại đá này hiện đang được bày bán tại Khu gian hàng dành cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trong tòa nhà Trung tâm tổ chức hội chợ Thương mại Quốc tế Việt – Trung tổ chức ở Lào Cai.

Chủ nhân của gian hàng này là ông Lưu Đức Hoa, người tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Theo ông Hoa, đây là một loại đá cổ tự nhiên rất hiếm gặp, đã được ông khai thác tại vùng Đông Bắc (Trung Quốc) nên gọi là đá cổ Đông Bắc. Đặc trưng nổi bật của loại đá cổ này là rất nhẹ, thả vào nước nổi hoàn toàn, có nhiều màu sắc khác nhau để người tiêu dùng có thể lựa chọn làm đồ trang sức.

Giá bán loại đá này rất đắt, lên tới 210 nghìn đồng/ 1g, tương ứng 21 triệu đồng/ 1 lạng (100g). Do đó, dù thu hút, gây ấn tượng mạnh với nhiều người tiêu dùng đến hội chợ, nhưng qua hai ngày, ông Lưu Hoa mới chỉ bán được 50 gam đá cổ Đông Bắc, trong khi lượng hàng mang sang giới thiệu là 10 kg.

Trái ngược với gian hàng trưng bày đá cổ Đông Bắc (Trung Quốc), các gian hàng trưng bày, bán đá tự nhiên khai thác tại huyện Lục Yên, Yên Bái lại rất nhiều người mua.

Tú Nhi

Công nghệ vũ trụ Việt Nam: Tham vọng từ lớp 1 thành dẫn đầu - DVO

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết đã thành lập Trung tâm Vệ tinh quốc gia, trong đó có 4 trung tâm lớn, bao gồm: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Trung tâm phát triển nhân lực và chuyển giao công nghệ vũ trụ, Đài thiên văn Nha Trang và Trung tâm Ứng dụng Công nghệ vũ trụ TP.HCM. Trong đó, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc dự kiến đi vào hoạt động năm 2020.

Cong nghe vu tru VN:Tham vong tu lop 1 thanh dan dau
Việt Nam phấn đấu dẫn đầu công nghiệp vũ trụ trong khu vực

Theo VOV, Trung tâm Vệ tinh quốc gia đã phối hợp với các trường đại học trong nước và quốc tế như Pháp, Nhật Bản xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ vũ trụ tại Việt Nam và các phòng thí nghiệm phục vụ cho việc phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ vũ trụ. Trung tâm cũng hướng tới làm chủ công nghệ vũ trụ, trong đó, đẩy mạnh khoa học vũ trụ, nghiên cứu thiên văn, tiến tới thương mại hóa sản phẩm từ công nghệ vũ trụ như hình ảnh vệ tinh, bản đồ về môi trường, tài nguyên, dự báo thời tiết…

PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh quốc gia cho biết, Trung tâm Vệ tinh quốc gia là một đơn vị dùng công nghệ cao ứng dụng hiệu quả, tạo doanh thu. “Từ năm 2016, chúng tôi xây dựng những dự án sản xuất vệ tinh cho những ngành đặc biệt, cho những nhiệm vụ đặc biệt. Chúng tôi cũng đã thống nhất với Nhật Bản tạo thành chuỗi quan sát cho Thái Bình Dương, cùng chia sẻ dữ liệu với nhau để tăng hiệu suất vệ tinh của Việt Nam và cũng để kinh doanh”, TS. Tuấn chia sẻ.

Dự kiến cuối năm 2016, Trung tâm Vệ tinh quốc gia sẽ đưa vệ tinh NanoDragon lên không gian và tiến tới năm 2020, đưa vệ tinh thương mại đầu tiên do Việt Nam sản xuất là LOTUSat 2 vào vũ trụ.

Vệ tinh LotuSat 2 là vệ tinh đầu tiên được sản xuất, lắp ráp và vận hành bởi đội ngũ kỹ sư của Trung tâm vệ tinh quốc gia mà không có sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài như các vệ tinh trước đó.

Những động thái trên cho thấy Việt Nam đang mang tham vọng lớn đối với ngành công nghiệp vũ trụ dù công nghiệp vệ tinh của Việt Nam đi chậm khoảng 30-40 năm so với các nước trên thế giới.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn từng chia sẻ trên truyền thông rằng: "... Làm vệ tinh cũng giống như đi học, lớp 1 rồi mới đến lớp 2 và các lớp cao hơn nữa. Chính vì vậy, Trung tâm đã đặt ra kế hoạch phát triển vệ tinh từ cấp độ PicoDragon nặng 1kg (năm 2013) tới NanoDragon (nặng 10kg - năm 2016), MicroDragon (nặng 50kg - năm 2018) và cuối cùng là LotuSat (nặng 500kg - năm 2020). Đây là một quá trình lâu dài, làm từng bước để làm chủ công nghệ vệ tinh".

Ông cũng thừa nhận, hiện nay, Việt Nam còn gặp khó khăn về nguồn nhân lực cho ngành công nghệ vũ trụ.

"Để ngành công nghệ vũ trụ đạt mục tiêu là ngành công nghệ mũi nhọn, cần phải có cơ chế đãi ngộ đặc thù.

Chúng ta chưa có đại học nào đào tạo kỹ sư công nghệ vũ trụ, nếu có thì chỉ là những đơn vị đào tạo  liên kết với nước ngoài.

Để khắc phục tình trạng này, hiện Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã chủ động đào tạo nguồn nhân lực với việc cử đi học bậc thạc sĩ tại Nhật Bản cũng như liên kết đào tạo ở trong nước. Tính đến nay, đã có 36 thạc sĩ công nghệ vũ trụ được đào tạo tại Nhật Bản bằng nguồn ngân sách Dự án công nghệ vũ trụ quốc gia.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng liên kết với Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngành vũ trụ và ứng dụng, hợp tác với Đại học Công nghệ Hà Nội đào tạo kỹ sư công nghệ vũ trụ", ông Tuấn cho biết.

Minh Thái (Tổng hợp)

Phát hiện xác ướp 2 sư tử hang hơn 12.000 năm tuổi - DVO

Hai con sư tử hang từ thời cổ đại có tên là Uyan và Dina được đào lên từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia, được cho là sống vào kỷ Pleistocene, cách đây khoảng 12.000 năm.

Bat ngo thay xac uop 2 su tu hon 12.000 nam tuoi
Xác ướp sư tử hang được tìm thấy ở Siberia gây chấn động giới khoa học.

Sư tử hang, tên khoa học là Panthera spelaea, sống trong thời Trung và Hậu Pleistocen trên lục địa Á – u, từ các quần đảo Anh cho đến vùng Chukota tận cùng nước Nga.

Tiến sĩ Albert Protopopov, người đứng đầu khoa nghiên cứu sinh vật khổng lồ thuộc Viện khoa học Yakutian cho biết: “Việc phát hiện lần này vượt ngoài dự đoán, một tin gây chấn động trong giới khoa học. Hai con sử tử vẫn còn đầy đủ bộ phận trên cơ thể từ lông, tai, mô mềm, và cả râu. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là giải mã bộ gen và làm việc với chúng”.

Bat ngo thay xac uop 2 su tu hon 12.000 nam tuoi
Hình ảnh hai xác ướp sư tử hang

Theo tờ Siberian Times, xác 2 con sư tử này là xác ướp hoàn chỉnh nhất, đầy đủ nhất về loài sư tử cổ đại cho tới thời điểm này.

Theo tiến sĩ Protopopov, có thể sư tử mẹ cố gắng giấu con trong hang để bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của kẻ thù hoặc những con sử tử đang đói khác. Sau đó vụ lở đất xảy ra và che kín hang khiến hai sử tử con thiệt mạng. Do khu vực này không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết nên xác ướp được bảo quản tốt.

Xác hai con sư tử được tìm thấy tại Yakutia cách tỉnh Yakutsk, Siberian khoảng 1.050 km về phía Đông Bắc. Sau một mùa hè nắng nóng đột biến, mực nước ở sông Uyandina sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến việc xuất hiện những vết nứt trên bề mặt băng và một người dân địa phương đã phát hiện xác ướp hai con sư tử bên trong những khe nứt.

Tiến sĩ Protopopov nói: “So với loài sư tử hiện đại, chúng tôi cho rằng hai con sư tử này khoảng 1-2 tuần tuổi. Đôi mắt chúng chưa mở hoàn toàn, có răng sữa nhưng chưa mọc hết. Chúng tôi không thể xác định giới tính nhưng quyết định đặt tên chúng theo tên của sông Uyandina – Uyan và Dina”.

Các nhà nghiên cứu đã lên kế hoạch sẽ quay lại khu vực sông Uyandina trong năm tới để tìm kiếm thêm xác ướp của những con sư tử con khác hoặc có thể là sư tử mẹ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Daily Mail - tờ báo hàng ngày của Vương Quốc Anh, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1896. Đây hiện là tờ báo bán chạy thứ hai tại Vương Quốc Anh sau The Sun. Daily Mail cũng là báo hàng ngày đầu tiên của Anh nhắm vào thị trường những người thuộc tầng lớp trung lưu và bình dân.

Theo Infonet

Lại mất trộm nguồn phóng xạ ở Bắc Kạn - DVO

VN+ dẫn thông tin từ Sở KH-CN tỉnh Bắc K ạn cho hay đã báo cáo UBND tỉnh và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân về sự cố mất nguồn phóng xạ ở một nhà máy xi măng trên địa bàn.

Nguồn phóng xạ này có quyền sở hữu của Công ty cổ phần ximăng Bắc Kạn hiện do ông Đinh Văn Bằng giữ Quyền giám đốc. Do làm ăn thua lỗ, Công ty này đang bị Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (nay là thành phố Bắc Kạn) thi hành án từ ngày 10/12/2014.

Lai mat trom nguon phong xa o Bac Kan
Thiết bị chứa nguồn phóng xạ Cs137 ở Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và hóa chất Hà Bắc tương tự với thiết bị bị mất ở Bắc Kạn. Ảnh: Báo Bắc Giang.

Thiết bị được báo mất hôm 15/12/2015 khi ông Đinh Văn Bằng gọi điện thoại tới Sở KH-CN thông báo. Trước đó, ngày 15/5/2015, trong cuộc kiểm tra nguồn phóng xạ lưu kho tại Công ty này, ông Đinh Văn Bằng vắng mặt.

Các bên Sở KH-CN tỉnh Bắc Kạn, Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Bắc Kạn, Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Kạn đã có mặt để kiểm tra và lập biên bản đề nghị Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Kạn quản lý, bảo vệ nguồn được lưu giữ trong kho; dán cảnh báo trên mặt hòm đựng nguồn phóng xạ ở cửa kho để cảnh báo nguy hiểm.

Đồng thời, Sở KH-CN đã ra văn bản đề nghị ông Bằng làm thủ tục di chuyển đến khu lưu giữ an toàn; đồng thời gửi văn bản này cho Cục an toàn bức xạ hạt nhân chỉ đạo, hướng dẫn việc vận chuyển nguồn phóng xạ của công ty để lưu giữ theo quy định của pháp luật.

Ông Lê Văn Thế, Phó Giám đốc Sở KH-CN Bắc Kạn cho biết nguồn phóng xạ Cs-137 của Công ty Cổ phần ximăng Bắc Kạn sử dụng để kiểm tra mức xả clinker trong công nghệ xi măng lò đứng.

Nguồn phóng xạ Cs-137 bị mất là nguồn phóng xạ kín, được đặt ở tâm của một bình chì hình trụ (kích thước đường kính khoảng 10 x 20cm, màu ghi xám, nặng khoảng 03-04 kg). Bình chì có tác dụng che chắn bức xạ thoát ra ngoài môi trường.

Theo tài liệu của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, nguồn loại này là không nguy hiểm cho con người, không người nào có thể bị tổn thương bởi nguồn phóng xạ loại này khi tiếp xúc gần.

Thông tin tại giấy phép số 270/GP-ATBXHN ngày 12/8/2010 của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, hoạt độ hiện tại của nguồn vào khoảng 3,97mCi (146,89 MBq) và được xếp vào nguồn phóng xạ nhóm 5 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ-QCVN 6:2010/BKHCN.

Trước đó đã có 2 vụ mất nguồn phóng xạ xảy ra trên địa bàn TP. HCM và ở Bà Rịa- Vũng Tàu.

Theo đó, khoảng giữa tháng 3/2015, khi bàn giao tài sản do thay đổi nhân sự phụ trách an toàn bức xạ, nhà máy thép Pomina 3 tại KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát hiện một nguồn phóng xạ dùng để đo mức thép Co-60 (nguồn phóng xạ thuộc nhóm 4) đã bị thất lạc.  nguồn phóng xạ được phát hiện bị mất từ tháng 11/2014. Nhưng đến ngày 25/3/2015, thông tin này mới được công khai.

Sau nhiều ngày dò tìm với các công cụ hỗ trợ tại khu xử lý rác, các cơ sở thu gom phế liệu trên địa bàn tỉnh, nguồn phóng xạ vẫn không được tìm thấy. Nguồn phóng xạ bặt vô âm tín nhiều tháng được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thông tin đã không còn… nguy hiểm nữa.

Năm 2014, thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp bị thất lạc vào ngày 11/9 tại Quận Tân Bình, TP. HCM. Thiết bị này có chủ sở hữu là Công ty A.C.A- T.B.D trên đường Cách mạng Tháng Tám (Q.3, TP.HCM). Lượng phóng xạ bên trong máy có tác dụng đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe con người và động vật khi tiếp cận ở cự ly gần.

Cúc Phương(Tổng hợp)

Cảnh báo gen siêu vi khuẩn nguy hiểm có trong thịt Trung Quốc - DVO

Một loại gen mới cho phép vi khuẩn chống lại kháng sinh “liệu pháp cuối cùng” vừa phát hiện trên người và lợn ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu công bố hôm thứ Tư.

Phát hiện này được cho là đáng báo động. Các nhà khoa học khuyến cáo khẩn cấp hạn chế sử dụng kháng sinh polymyxins – loại có chứa colistin, đang được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi.

“Việc sử dụng polymyxins cần được giảm thiểu càng sớm càng tốt và ngưng lại nếu không cần thiết,” giáo sư vi sinh học Laura Piddock của Đại học Birmingham khuyến cáo.

Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là Huan Li từ Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc mới công bố việc tìm thấy một loại gen, tên gọi mcr-1, trên plasmids - DNA di động.

Các chuyên gia đã thu thập các mẫu vi khuẩn có trong thịt heo tại những lò giết mổ thuộc 4 tỉnh khác nhau và từ thịt heo, thịt gà được bán tại 30 khu chợ cùng 27 siêu thị ở Quảng Châu từ năm 2011 đến 2014. Họ cũng phân tích vi khuẩn có trong những bệnh nhân mắc bệnh viêm nhiễm ở hai bệnh viện thuộc tỉnh Quảng Đông và Chiết Giang.

Kết quả cho thấy có sự xuất hiện phổ biến của gen mcr-1 trong các mẫu E.coli trên gia súc và thịt sống. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ mẫu dương tính tăng theo từng năm, và mcr-1 cũng được tìm thấy trong 16 mẫu E.coli và K.pneumoniae lấy từ 1.322 bệnh nhân.

Loại gen này có khả năng nhân bản dễ dàng và di chuyển qua lại các vi khuẩn khác nhau. Điều này báo động việc nó có thể lan rộng và đa dạng hóa giữa các quần thể vi khuẩn.

Các nhà khoa học đã cảnh báo về một loại gen "siêu vi khuẩn" đặc biệt nguy hiểm có trong thịt Trung Quốc có khả năng lây lan toàn cầu. Ảnh minh họa

Nhóm nghiên cứu có bằng chứng cho thấy gen này có thể di chuyển giữa các vi khuẩn thông thường như E.coli - gây ra nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và nhiều loại khác và vi khuẩn Klesbsiella pneumoniae – gây viêm phổi và nhiều loại khác.

Hiện nay, loại gen này chỉ mới giới hạn ở Trung Quốc nhưng chúng có khả năng lây lan toàn cầu.

Hiện Trung Quốc là một trong những nước sử dụng và sản xuất colistin lớn nhất thế giới cho việc sử dụng trong mảng nông nghiệp và thú y.

Nhu cầu trên thế giới về kháng sinh trong nông nghiệp dự kiến sẽ đạt gần 12.000 tấn/năm vào cuối năm 2015, tăng lên 16.500 tấn vào năm 2021, theo báo cáo mới đây của Trung tâm nghiên cứu y khoa QYResearch (Mỹ). Tại châu u, 80% doanh số bán polymixin, chủ yếu là colistin, là tại Tây Ban Nha, Đức và Ý, theo báo cáo của Cơ quan dược phẩm châu u.

Nếu các nước không thực hiện theo cảnh báo, sức khỏe cộng đồng sẽ phải đối diện với những nguy cơ mới và nghiêm trọng. 

Hạnh Phúc(Dịch theo asiaone)

Phát huy tối đa tiềm lực của trí thức khoa học công nghệ Việt Nam - DVO

Chiều 5/1/2016 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH &CN) và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức lễ ký kết Chương trình hợp tác khung giai đoạn 2016 – 2020.

Tham dự lễ kí kết có Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam - Đặng Vũ Minh, Bộ trưởng Bộ KH &CN - Nguyễn Quân.

Bo truong Nguyen Quan: Vusta co vai tro rat quan trong
Hình ảnh buổi lễ ký kết chiều 5/1

Ông Đặng Vũ Minh – Chủ tịch LHHVN, bày tỏ niềm vui lớn thông qua bài phát biểu tại buổi lễ. Ông cho biết, trong ngày cuối năm khi ngồi trên chuyến bay từ Tây Nguyên ra Hà Nội, ông đã cầm trên tay tờ báo. Trên tờ báo dù chỉ có một mẩu tin rất nhỏ nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng lớn đối với ngành khoa học. Đó chính là quyết định cấp kinh phí sự nghiệp KH&CN cho LHHVN của Bộ Tài chính và Bộ KH&CN.

Khẳng định, sự hỗ trợ có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động vận động trí thức của LHHVN và duy trì các hoạt động của LHHVN. Chủ tịch Đặng Vũ Minh cho biết: Chương trình phối hợp tập hợp và phát huy tối đa tiềm lực trí tuệ của đội ngũ trí thức KH &CN thuộc mọi thành phần kinh tế trong 20 năm qua giữa Bộ KH & CN và LHHVN là sự tiếp tục của quá trình phối hợp hoạt động giữa 2 cơ quan, trong đó Bộ KH &CN với vai trò là cơ quan Quản lý Nhà nước đã có nhiều đóng góp cho sự hình thành và triển khai các hoạt động của LHHVN.

"Đây là một chương trình rất ý nghĩa, giúp huy động sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị giám sát chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về KH&CN, giúp cho Bộ KH&CN, LHHVN  và các nhà khoa học vượt qua những khó khăn, thách thức để đóng góp nhiều hơn cho nền KH&CN của nước nhà", Chủ tịch Đặng Vũ Minh nhấn mạnh.

TS. Phạm Văn Tân, Tổng thư ký Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam cho biết, kết quả sau 20 năm thực hiện chương trình  phối hợp cho thấy LHHVN đã phát huy tốt sự hỗ trợ của Bộ KH &CN đã vươn lên mạnh mẽ thể hiện được vị trí vai trò của tổ chức tập hợp đội ngũ trí thức KHCNVN có nhiều đóng góp cho sự phát triển KH &CN của đất nước.

Với những nội dung hợp tác phong phú, đa dạng, linh hoạt phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của mỗi bên tham gia. Trong 20 năm thực hiện chương trình hành động đến nay đã có 2157 công trình tham gia giải thưởng Sáng tạo KH &CN VN, trong đó có 692 đoạt giải đã được ứng dụng vào cuộc sống. Số lượng đề tài dự thi ngày một đông, đến nay đã có 3638 đề tài tham gia, trong đó 789 đề tài đoạt giải. Ngoài ra, số lượng các Tổ chức KH &CN đã đăng ký hoạt động tại Bộ KH &CN  từ 237 (năm 1995) lên 1305 (năm 2014)…

Sự hợp tác của những người hiểu việc

Phát biểu tại buổ lễ Bộ trưởng - Bộ KH&CN Nguyễn Quân đánh giá, sự hợp tác giữa hai trong 20 năm qua có thể được gọi là "sự hợp tác được việc". Một trong những việc quan trọng đã đạt được là tăng cường tiềm lực nền khoa học, công nghệ từ các cơ quan quản lý trung ương tới các cơ quan hành chính, sự nghiệp.

Đặc biệt, LHHVN đã có nhiều nội dung, chương trình nhằm thu hút, xây dựng được đội ngũ khoa học, trí thức ở mọi tầng lớp có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ nước nhà.

“Chỉ có những người phải lăn lộn qua nhiều vị trí, khó khăn khác nhau mới hiểu được những khó khăn trong công việc để từ đó đưa ra những phản ánh chính xác nhất. Tôi thống kê, tất cả các thông tư, nghị định về công nghệ chưa một thông tư nào được ban hành nhanh hơn một năm rưỡi, thường phải 2 -3 năm. Điều này đã nói hết những khó khăn của ngành công nghệ. Chúng ta muốn nâng cao hiệu quả, chất lượng ngành công nghệ, muốn đóng góp sản phẩm trí tuệ khoa học của mình cho xã hội nhưng còn rào cản rất lớn về cơ chế chính sách là nguyên nhân hạn chế năng lực sáng tác của những người làm khoa học", Bộ trưởng Quân trăn trở. Cũng vì thế, Bộ trưởng mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người làm khoa học, giữa các cơ quan quản lý nhà nước với LHHVN để tạo điều kiện thuận lợi, tốt hơn cho sự nghiệp phát triển công nghệ.

Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng vui mừng chia sẻ những thành tựu ngành khoa học, công nghệ đã đạt được. Trong đó có đóng góp không nhỏ của LHHVN.

Mỹ bất chấp tranh cãi bán cá hồi biến đổi gen - DVO

Cục Quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ (FDA) vừa thông qua thực phẩm cá hồi biến đổi gen dành cho người có thời gian lớn nhanh gấp đôi bình thường.

Loài cá hồi đã được biến đổi gen có tên khoa học là AquAdvantage do Công ty AquaBounty tại Massachusetts sản xuất.

My bat dau an ca hoi bien doi gen trong tranh cai
Cá hồi biến đổi gen lớn gấp đôi cá tự nhiên trong cùng thời gian sinh trưởng.

Giống cá hồi này được lấy từ giống cá hồi Atlantic có mang hormone tăng trưởng từ cá hồi Chinook và cấy gen từ một loài cá nheo đại dương. Loài này hứa hẹn sẽ đạt độ lớn để đưa ra tiêu thị trên thị trường chỉ trong vòng 1 năm rưỡi thay vì 3 năm như các loài cá thông thường.

FDA khi đưa ra quyết định này vẫn khẳng định, việc chấp nhận loại cá hồi đột biến gen thương phẩm đã có sự cân nhắc khoa học cẩn trọng, và các nhà khoa học tin tưởng rằng loại cá hồi này là thực phẩm an toàn không khác gì cá hồi Atlantic tự nhiên, với các thành phần dinh dưỡng tương đương. FDA cho biết đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, đánh giá về khoa học và môi trường về cá của AquaBounty trước khi có quyết định phê duyệt.

Bên cạnh đó, Công ty AquaBounty khẳng định cá hồi đột biến gen của họ đều là giống cái và đã làm vô sinh để không thể lai tạo với các loài cá hồi khác, ngay cả nếu có thể thoát được ra môi trường tự nhiên. Công ty  lập luận rằng chính loài cá biến đổi gen sẽ giúp bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài cá hồi Atlantic không bị đánh bắt quá mức.

FDA cũng cho biết họ sẽ yêu cầu các hồi của AquaBounty chỉ được nuôi trên đất liền, trong các bồn chứa ở hai nhà máy ở Canada và Panama (chưa được phép nuôi và cấy ghép gen tại Mỹ), và sẽ chịu kiểm tra thường xuyên.

Ngoài ra, FDA cũng tuyên bố rằng sẽ không bắt buộc dán nhãn là “thực phẩm biến đổi gen” với loại cá hồi này với lý do loại cá này không có khác biệt gì về thành phần dinh dưỡng so với cá tự nhiên.

Mặc dù vậy, trước khi thông qua quyết định bán cá hồi biến đổi gen ra thị trường, nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra.

Những nhà đấu tranh về an toàn thực phẩm và môi trường cùng với ngành công nghiệp khai thác cá hồi lo ngại quyết định này sẽ mở màn cho hàng loạt thực phẩm động vật biến đổi gen không an toàn tràn ngập thị trường.

Bên cạnh đó, nếu loài cá biến đổi gen này bị đưa ra đại dương và kết hợp sinh sản với cá hồi tự nhiên, một kịch bản có thể dẫn đến những hậu quả khó lường như sự thoái hóa và diệt vong các loài sinh vật hoang dã.

Một tổ chức chống đối với quyết định của FDA có tên là Friends of the Earth, một mạng lưới các tổ chức môi trường và an toàn thực phẩm vẫn tiếp tục đấu tranh với thực phẩm biến đổi gen bằng cách vận động nhiều chuỗi siêu thị từ chối bán loại cá biến đổi gen này.

My bat dau an ca hoi bien doi gen trong tranh cai
Tranh biếm họa về loài cá hồi đột biến gen đến gấu cũng không dám ăn.

Sinh vật biến đổi gen (GMO) đã gây ra một làn sóng tranh cãi mạnh mẽ về nguồn cung cấp thực phẩm cho con người.

Michael Firko, người giám sát hoạt động kiểm soát thực phẩm biến đổi gen của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết: "Tôi nghĩ rằng sau khi người dân thấy lợi ích (của thực phẩm biến đổi gen), họ sẽ dần chấp nhận công nghệ mới".

Ví dụ: dứa màu hồng đã qua biến đổi gen để chứa nhiều lycopene, một chất ngăn chặn ung thư. Cà chua màu tím chứa đầy anthocyanin, chất có khả năng ngăn bệnh tim mạch hoặc ung thư.

Mỹ hiện mới chấp thuận một loại khoai tây khó trầy xước và các giống táo đã được công ty Okanagan Specialty Fruits biến đổi gen để không ngả màu nâu. Công ty này cũng đã cho ra đời các loại dâu, đào, lê biến đổi gen đặc biệt.

Nhiều công ty lớn như Mosanto cũng phát triển các loại dầu chứa nhiều axít béo hơn và ít chất béo bão hòa hơn. Công ty Southern Gardens có trụ sở ở Florida đã nghiên cứu ra một loại cam chứa gen của rau chân vịt để chống các căn bệnh do thiếu chất có trong cam và rau cỏ có chứa diệp lục.

Ông Doug Gurian-Sherman đến từ nhóm Trung tâm vì an toàn thực phẩm cho hãng tin AP biết: "Rất nhiều điều có thể đạt được thông qua hoạt động lai giống truyền thống. Cần phải có thái độ nghi ngờ với thực phẩm qua biến đổi gen".

Trong khi đó, nhiều nhà bán lẻ cũng thể hiện thái độ chống lại việc dùng thực phẩm biến đổi gen như Mc Donals`s, Whole Foods, Trader Joe’s và Target.

Cúc Phương (Tổng hợp)

Việt Nam sản xuất máy bay trinh sát tầm xa: Bước dần tới tự chủ - DVO

Thông tin Viện Hàn Lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng phối hợp với Bộ Công an cho ra đời sản phẩm máy bay trinh sát không người lái tầm xa để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và bảo vệ an ninh quốc phòng được coi là dấu ấn rất quan trọng.

Trao đổi với báo Đất Việt chiều 5/1, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Nguyễn Quân cho biết, đây là dự án nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp ngành, trung ương. Bộ trưởng cũng đánh giá cao thành tựu bước đầu, trong tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu, nâng cấp nhằm phục vụ tốt nhất công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, phục vụ an ninh quốc phòng.

VN che tao may bay trinh sat: San sang ra bien lon
Hình ảnh máy bay trinh sát tầm xa HS-6L

"Sản phẩm đã được bay thử nghiệm thành công tại Tây Nguyên và đã sẵn sàng ra Biển Đông", Bộ trưởng Quân vui mừng thông báo.

Nói về nhiệm vụ quan trọng trong việc giám sát, theo dõi các động thái trên Biển Đông, Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh: "Đúng vậy. Mục đích chính là như vậy".

PGS.TS Phạm Ngọc Lãng - Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu cho biết, sản phẩm là kết quả của Viện Công nghệ Không gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam kết hợp với Bộ Công an nghiên cứu chế tạo thành công và sẽ bắt đầu bay thử nghiệm ngoài Biển Đông vào mùa hè năm 2016.

Máy bay trinh sát điện tử không người lái tầm xa được đặt tên là HS-6L, với sải cánh 22m, tải trọng 1.350kg, cự ly bay trên 4.000km hành trình, 35 giờ bay liên tục, có sử dụng vệ tinh dẫn đường và trên máy bay được tích hợp các thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và thiết bị trinh sát điện tử phục vụ mục đích An ninh Quốc gia.

"Việt Nam đã có đủ khả năng chế tạo máy bay không người lái tầm xa để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc", PGS.TS Phạm Ngọc Lãng khẳng định.

Bước dần tới tự chủ

Ông Lê Việt Trường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban An ninh - Quốc phòng của Quốc hội cho biết, Việt Nam cũng như các quốc gia khác, đều có quyền tự vệ và quyền bảo vệ  chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Vì thế, việc áp dụng các phương tiện khoa học, kỹ thuật công nghệ cao nhằm chia sẻ nhiệm vụ, cùng gánh vác với con người là điều rất đáng vui mừng.

"Đó là chiều hướng đúng, và nó cũng nằm trong chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng của Chính phủ, nhằm đáp ứng được yêu cầu đảm bảo trang bị cho lực lượng công an, quân đội... thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ", ông Trường nói.

Trên thực tế Việt Nam cũng đã có nhiều thiết bị thực hiện chức năng theo dõi, giám sát trên Biển Đông, tuy nhiên có thể nói thời gian qua nhiều thông tin được phản ánh một cách chậm chạp.

Máy bay không người lái Việt Nam sẽ giám sát Biển Đông

Vì thế, ông Trường đặt kỳ vọng, máy bay trinh sát không người lái tầm xa sẽ là công cụ có khả năng kiểm soát được toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa của Việt Nam (Theo quy định của Công ước Quốc tế về Luật biển).

"Ý nghĩa lớn nhất được ghi nhận là chúng ta đang bước dần tới khả năng chủ động sản xuất được vũ khí, khí tài để phục vụ mục đích quân sự, bảo vệ an ninh quốc phòng. Điều này cũng đã khẳng định, Việt Nam đủ năng lực, đủ khả năng giành quyền chủ động, nâng cao tự chủ của mình trong vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước", ông Trường nhấn mạnh.

Lan Vũ

Mỹ biến đổi gen muỗi có thể chống được bệnh sốt rét - DVO

Tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) của Mỹ hôm 23/11 công bố một phát hiện khoa học về giống muỗi biến đổi gen mà khi đốt con người sẽ không làm lây lan các ký sinh trùng sốt rét.

Theo đó, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California đã dùng công nghệ chỉnh sửa gen Crispr-Cas9 để đưa một loại gen chống bệnh sốt rét vào hệ ADN của loài muỗi Ấn Độ Anopheles stephensi.

My bien doi gen muoi co the chong duoc benh sot ret
Muỗi biến đổi gen có thể chống lại bệnh sốt rét.

Sau khi những con muỗi biến đổi gen này giao phối với muỗi thông thường, chúng sinh sản ra muỗi con. Điều đặc biệt là những muỗi con này được thừa hưởng 99,5% ADN có khả năng tạo ra kháng thể chống ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.

Thế hệ thứ 3 của những con muỗi được biến đổi gen cũng vẫn được thừa hưởng ADN có khả năng này. Những con muỗi biến đổi gen khi đốt người sẽ không làm lây lan ký sinh trùng sốt rét sang người.

Theo thí nghiệm của các nhà khoa học thuộc Đại học California, muỗi được tiêm một loại "vắc-xin di truyền" thực chất là các ổ gen gồm mảnh AND. Trong thời gian giao phối mootjoor gen di truyền từ cha mẹ chèn vào gen di truyền cho thế hệ con. Thế hệ con này sẽ tiếp tục gép đôi làm cha meuj khác và các thế hệ tương lại sẽ gần như luôn được kế thừa các ổ gen này. Điều này xảy ra là khá đặc biệt bởi thông thường chỉ có 50% được truyền cho con cháu.

Thí nghiệm được thực hiện trên vài ngàn con muỗi trong phòng thí nghiệm để giao phối với muỗi thường. Trong vài tháng, toàn bộ số muỗi đều không có khả năng truyền bệnh cho người.

Video: Minh họa quá trình cấy ghép gen đột biến vào muỗi không lây bệnh sốt rét

Trước đó, một số chuyên gia quốc tế đang tìm cách biến đổi gen để muỗi trở nên vô sinh và tuyệt chủng giúp hạn chế bệnh sốt rét. Tuy nhiên nhiều người lo ngại tiêu diệt hoàn toàn loài muỗi có thể dẫn tới những hậu quả ngoài dự đoán.

Tuy nhiên, với công trình nghiên cứu về giống muỗi biến đổi gen này, lo ngại về vấn đề tuyệt chủng của loài muỗi này sẽ được xóa bỏ.

Theo nhà Sinh vật học Kevin Esvelt của Viện Wyss của Harvard về Kỹ thuật sinh học: "Đây là một bước tiến lớn. Nó cho thấy sự can thiệp vào một ổ gen khả năng sẽ có hiệu lực chống lại các bệnh do muỗi đốt".

"Điều này mở ra triển vọng thực sự mà kỹ thuật này có thể được điều chỉnh để loại trừ bệnh sốt rét," Anthony James, giáo sư sinh học phân tử và hóa sinh và vi sinh và di truyền học phân tử tại Trường Đại học California (UCI) nói.

Ước tính trên thế giới có khoảng 3,2 tỷ người, tương đương gần 50% dân số toàn cầu, có nguy cơ mắc bệnh sốt rét do muỗi cắn.

Bệnh sốt rét giết chết 580.000 người mỗi năm, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Trong năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính sẽ có 214 triệu ca nhiễm sốt rét trên toàn thế giới và 438.000 trường hợp thiệt mạng.

Cúc Phương (Tổng hợp)

Tổng thống Nga Putin: Phát triển thành công vắc-xin phòng chống virut Ebola - DVO

"Chúng tôi có tin tốt. Chúng tôi đã phát hiện ra một loại thuốc chống Ebola. Loại thuốc này, sau các cuộc thử nghiệm đã cho thấy có hiệu quả cao hơn các loại thuốc được sử dụng trên thế giới từ trước đến nay", ông Putin nói.

Tuy nhiên, ông Putin đã không cho biết tên của loại thuốc này và nó hoạt động ra sao, cũng như ai đang phát triển, đồng thời cũng không cung cấp chi tiết về bất kỳ cuộc thử nghiệm nào.

Nga thu thanh cong vac-xin phong chong virut Ebola
Nga tuyên bố đã phát triển loại vắc-xin phòng chống 100% virut Ebola.

Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Nga Veronika Skvortsova cho biết, Nga đã phát triển một loại vắcxin "độc nhất vô nhị và không có loại thuốc tương tự nào trên thế giới. Nó cung cấp 100% khả năng miễn dịch với bệnh này."

Thông tấn TASS dẫn lời của bà Skvortsova cho biết: "Trong tháng mười hai, Nga đã đăng ký hai loại vắc-xin chống virut Ebola, được phát triển bởi Viện nghiên cứu Dịch tễ và vi trùng học Gamaleya  thuộc Viện Khoa học Y tế của Nga. Loại vắc-xin cũng được kiểm tra phối hợp với các Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng".

Theo Bộ trưởng, các nước Tây Phi Guinea, nơi các ổ dịch mới nhất của căn bệnh này đang diễn ra đã liên lạc với Nga và yêu cầu giúp đỡ trong việc pha chế loại thuốc mới của Nga trong những tháng tới.

Tổng thống Nga đã ủy quyền cho Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao để làm việc với phía nước châu Phi.

Trước đó trong tháng 10/2014, Bộ trưởng Skvortsova đã thông báo Nga hy vọng sẽ sản xuất ra 3 loại vắcxin trong vòng 6 tháng tiếp theo và một trong số đó đã sẵn sàng cho một cuộc thử nghiệm trong bệnh viện.

Ổ dịch sốt bắt đầu từ tháng 12/2013 trải dài từ Guine tới nước láng giềng Liberia và Sierra Leone đã cướp đi sinh mạng của hơn 11.000 người với hơn 28.000 người bị nhiễm. Vào những ngày cuối năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tuyên bố quốc gia Tây Phi Guine đã thoát khỏi dịch Ebola sau 2 năm bùng phát.

Kim Hoa (Tổng hợp)

`Cha đẻ` Amazon thử nghiệm tên lửa tái sử dụng đầu tiên thế giới - DVO

Blue Origin, công ty hàng không vũ trụ tư nhân bí mật của Jeff Bezos - người sáng lập ra tập đoàn thương mại điện tử Amazon, vừa cho phóng và hạ cánh thành công tên lửa New Shepard của họ ở một bãi thử nghiệm tại Texas.

Cho tới nay, đối thủ chính của họ - SpaceX, công ty chuyên về nghiên cứu du hành vũ trụ của Elon Musk, nhà đồng sáng lập Tesla Motor và Paypal, đã cố thử nhiều lần nhưng đều thất bại trong nỗ lực cho tên lửa Falcon của hãng hạ cánh an toàn xuống một bệ đỡ chuyên biệt.

Cuoc dua thu nghiem ten lua tai su dung
(Ảnh cắt từ video)

Theo báo cáo, tên lửa New Shepard được phóng đi từ bãi thử nghiệm tây Texas của Blue Origin vào lúc 1h21 giờ Việt Nam ngày hôm nay (25/11), đạt độ cao 100km (thấp hơn quỹ đạo Trái đất) và đáp trở lại bãi phóng 8 phút sau đó. Toàn bộ chuyến bay quan trọng này đã được ghi hình thành video để công bố.

Trong chuyến du hành vũ trụ thấp hơn quỹ đạo Trái đất, tên lửa không di chuyển đủ nhanh để đạt tới vận tốc cần thiết nhằm chống lại lực kéo của trọng lực Trái đất. Điều này đồng nghĩa, nó phải tái xâm nhập bầu khí quyển giống như một tên lửa đạn đạo, nhưng tổn hại rõ nhất đối với tên lửa là phần kim loại bị cháy xém ở phần đế.

Các nhà thiết kế cho biết, tên lửa New Shepard được thiết kế để chở theo 6 hành khách tới độ cao 100km phía trên Trái đất - ranh giới giữa bầu khí quyển và không gian đã được quốc tế công nhận.

Nó gồm 2 thành phần: một khoang chứa phi hành đoàn ở đầu gắn với một khoang đẩy tên lửa sử dụng một động cơ BE-3 do Mỹ chế tạo. Lúc cất cánh, BE-3 tạo ra sức đẩy 49.895kg. Trong lúc bay lên, các nhà du hành vũ trụ sẽ trải nghiệm lực hút gấp 3 lần trọng lực Trái đất khi tên lửa tăng tốc xuyên qua bầu khí quyển.

Trong chuyến bay xuống tiếp theo đó, khoang chở phi hành đoàn sẽ tách khỏi bộ phận đẩy và trượt xuống trong không gian, mang tới vài phút không trọng lượng.

Khi hạ thấp độ cao, khoang này tái xâm nhập bầu khí quyển và các nhà du hành vũ trụ sẽ trải nghiệm lực hút mạnh gấp 5 lần trọng lực trước khi bung 3 dù chính để hạ cánh. Mặc dù không có người nào trên tên lửa, nhưng khoang chở phi hành đoàn vẫn tách ra và trở về mặt đất đúng kế hoạch, trong khi phần thiết bị đẩy cũng quay trở lại bệ đáp.

Trước khi hạ cánh, phần tên lửa đẩy tái kích hoạt động cơ mà nó đã giảm tốc xuống còn 7km/h để đi xuyên qua những cơn gió thổi với vận tốc 192km/h ở trên cao và đáp xuống một cách nhẹ nhàng, theo phương thẳng đứng, giúp tên lửa có thể tái sử dụng cho lần sau.

Theo doanh nhân Bezos, việc có khả năng tái sử dụng tên lửa sẽ giảm đáng kể chi phóng tàu vào không gian - yếu tố được dự đoán sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong ngành công nghiệp du hành vũ trụ.

Người sáng lập Amazon tuyên bố đã thành công trong kế hoạch tái sử dụng tên lửa đẩy thay vì phải vứt bỏ chúng sau một lần dùng như thông lệ lâu nay trên khắp thế giới. Thông thường, các thiết bị đẩy tên lửa giai đoạn 1 sẽ rơi xuống Đại Tây Dương và chìm nghỉm.

Theo VNN

Bí mật cái chết của hoàng tử Nga trên tường nhà thờ - DVO

Theo trang Discovery News vừa đưa tin hôm 15/1, cái chết bí ẩn của hoàng tử Andrey Bogolyubsky - một trong những hoàng tử có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử Nga đã được làm sáng tỏ.

Trên một bức tường nằm ở phía Đông của nhà thờ cổ ở Pereslavl-Zalessky, Nga (cách Moscow khoảng 60 dặm), các nhà phục chế tại đây đã phát hiện thấy một danh sách dài trong đó có ghi tên của 20 kẻ sát nhân đã giết hại hoàng tử Bogolyubsky thời trung cổ.

Cũng trên bức tường cổ này đã ghi lại âm mưu của kẻ giết người và mô tả lại một cách ngắn gọn những gì đã xảy ra với hoàng tử Bogolyubsky.

Bi mat cai chet cua hoang tu Nga tren tuong nha tho
Bức tường cổ ở nhà thờ, nơi ghi lại bí mật cái chết của hoàng tử Andrey Bogolyubsky

Theo đó, vào đêm 29 tháng 6 năm 1174, hoàng tử Andrey Bogolyubsky đã bị 20 tên sát nhân đâm chết tại phòng ngủ của ông. Vụ ám sát được âm mưu bởi chính những tôi tớ của hoàng tử.

Hoàng tử Andrey Bogolyubsky (tên thật là Andrey I Yuryevich) là cháu trai của Vladimir Monomakh - Đại Công tước của Kiev, Ukraine, giai đoạn 1113 - 1125. Bogolyubsky là một hoàng tử có quyền lực, nắm trong tay nhiều sức mạnh. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận tầng lớp quý tộc thượng lưu ở đây. Chính vì vậy, họ đã lên kế hoạch chống lại vị hoàng tử này.

Theo ông Nikolai Makarov, Giám đốc Viện Khảo cổ học của Viện khoa học Nga, vụ ám sát hoàng tử Bogolyubsky là một trong những sự kiện kịch tính và bí ẩn nhất vào nửa sau thế kỷ 12. Đây là một hệ quả của cuộc xung đột giữa các tầng lớp chính trị trên vùng đất Vladimir-Suzdal - một trong những trung tâm chính trị chi phối của Nga lúc bấy giờ.

Những dòng chữ ghi trên bức tường cổ theo ông Alexey Gippius - giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Cao học Kinh tế Quốc dân ở Nga - là một thông báo chính thức về cái chết của hoàng tử Andrey Bogolyubsky, đồng thời lên án những kẻ đã âm mưu giết người.

Trên bức tường chia thành hai cột. Cột bên phải ghi: "Vào ngày 29 tháng Sáu, hoàng tử Andrey đã bị giết bởi các tôi tớ của mình. Muôn đời nhớ về hoàng tử và muôn đời căm phẫn những kẻ sát nhân".

Ở cột bên trái là danh sách của những kẻ đã tham gia ám sát hoàng tử Bogolyubsky. Bên dưới có dòng kết luận: Đây là những kẻ đã giết chết vương tử Andrey. Hãy để bọn họ bị nguyền rủa.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được những dòng chữ này được khắc lên bức tường vào thời điểm nào. Nhưng họ đã gửi bản sao chép danh sách này đến các thành phố lớn thuộc vùng đông bắc nước Nga.

Vân Anh(Theo Discovery News)

Chính phủ phê duyệt Chiến lược năng lượng tái tạo - DVO

Thủ tướng Chính phủ vừa  phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, đến năm 2020, hầu hết số hộ dân có điện; đến năm 2030, hầu hết các hộ dân được tiếp cận các dịch vụ năng lượng hiện đại, bền vững, tin cậy với giá bán điện và giá năng lượng hợp lý.

Chiến lược phát triển năng lượng yêu cầu phát triển nguồn thủy điện truyền thống góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương; cung cấp nguồn điện tại chỗ, nâng cao an toàn cung cấp điện; phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn thủy điện vừa và nhỏ của các địa phương, trên cơ sở đánh giá đầy đủ các tác động đến môi trường.

Chinh phu phe duyet Chien luoc nang luong tai tao
Việt Nam có tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo.

Giai đoạn đến năm 2030, phải ưu tiên phát triển nguồn điện gió trên đất liền. Sau năm 2030, nghiên cứu phát triển nguồn điện gió ngoài khơi, trên thềm lục địa.

Bên cạnh đó, phải phát triển điện mặt trời để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia và khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, chưa thể cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia.

Ngoài ra, chiến lược phát triển năng lượng cũng đặt ra định mức tiêu chuẩn sản xuất điện trong các giai đoạn.

Theo đó, lượng điện năng được sản xuất từ năng lượng mặt trời sẽ tăng từ khoảng 10 triệu kWh (2015) lên 1,4 tỷ kWh (2020), đạt 35,4 tỷ kWh (2030) và 210 tỷ kWh (2050).

Với mục tiêu sản lượng như vậy, sản lượng điện sản xuất sẽ đạt gần 0,5% vào năm 2020; 6% vào năm 2030 và 20% vào năm 2050.

Theo chuyên gia năng lượng, Giám đốc Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) phát biểu tại hội thảo "Năng lượng gió tại Việt Nam - Cơ hội mới với giá điện FiT mới" hôm 23/11, Việt Nam đang có lợi thế rất lớn về các nguồn năng lượng tái tạo phân bổ rộng rãi trên khắp cả nước.

Ông Peter Cattelaens nhận định, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong ngành năng lượng khi hơn 96% hộ dân được nối lưới điện. Tuy nhiên, phần lớn điện năng vẫn được sản xuất từ các loại năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ... Và điều này cần phải được thay đổi trong tương lai.

Vị chuyên gia người Đức đánh giá, bên cạnh rất nhiều chính sách hỗ trợ đi kèm như miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi về đất đai và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, việc Chính phủ Việt Nam đang xem xét tăng bảng giá điện trong thời gian tới (hiện nay là 7,8 cent, tương đương 1,800 đồng) chính là một động thái thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu có một lộ trình đúng đắn, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một quốc gia xuất khẩu năng lượng trong tương lai.

Theo ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo, Tổng cục năng lượng, Bộ Công thương, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng lắng nghe và hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài có đủ trình độ công nghệ, năng lực sản xuất đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Cúc Phương(Tổng hợp)

“Sáng kiến thông minh về nước”: Cơ hội đi thăm Thụy Điển - DVO

Ngày 18/1, tại Hà Nội, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam và Cục Quản lý tài nguyên nước, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức công bố cuộc thi quốc gia “Sáng kiến thông minh về nước”, với giải nhất là một chuyến đi Thụy Điển vào mùa hè này.

Là một phần của #FirstGeneration, một sáng kiến của Bộ Ngoại giao Thụy Điển, cuộc thi khuyến khích sinh viên các trường đại học khắp cả nước đưa ra các giải pháp để giải quyết các thách thức cấp bách nhất về nước mà Việt Nam đang phải đối mặt trong hiện tại và tương lai.

“Sang kien thong minh ve nuoc”: Co hoi di tham Thuy Dien
Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, phát biểu khai mạc buổi công bố.

“Trong quá trình phát triển nhanh chóng mà Việt Nam đã trải qua trong những năm gần đây, những nỗ lực để đảm bảo tiếp cận với nước sạch và sử dụng nước bền vững không được quan tâm cao và các phương pháp tiếp cận mang tính sáng tạo là cần thiết để đưa ra các giải pháp trong các lĩnh vực này”, bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, phát biểu khai mạc.

Nhấn mạnh về thực trạng sử dụng nước tại Việt Nam, ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, Việt Nam có 3.450 con sông, suối có chiều dài từ 10 km trở lên. Tuy nhiên, tài nguyên nước của Việt Nam không dồi dào và là quốc gia thiếu nước, đặc biệt là thiếu nước về mùa khô.

Trong khi đó, dân số của Việt Nam đang đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam đã phải đứng trước nhiều thách thức liên quan đến nước.

“Sang kien thong minh ve nuoc”: Co hoi di tham Thuy Dien
Ông Gustav Dahlin, Bí thư thứ hai, Ban Chính trị và Thương mại Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam giải thích thêm về cuộc thi.

Những thách thức đó sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi Việt Nam được dự báo là 1 trong 5 quốc gia chịu tác động lớn do biến đổi khí hậu và nước biển dâng, ông Khuyến nhấn mạnh.

Ông Gustav Dahlin, Bí thư thứ hai, Ban Chính trị và Thương mại Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, gợi ý một số chủ đề sáng tạo liên quan đến giảm thiểu sự tiêu thụ nước trong sinh hoạt, quản lý ô nhiễm nước, các giải pháp giải quyết hạn hán hay thiếu nước, tác động của dòng chảy, hồ chứa nước, mưa axit, mất mua do hạn hán, và tái sử dụng nước.

Cuộc thi dành cho các sinh viên có quốc tịch Việt Nam từ năm 1 đến năm cuối đang theo học tại các trường đại học trong nước. Các thí sinh sẽ lập thành các nhóm gồm 2-4 thành viên và đưa ra các ý tưởng mới và có khả năng áp dụng vào thực tế. Bài trình bày bằng tiếng Anh, dài tối đa 5 trang.

Giải nhất của cuộc thi là một chuyến đi Thụy Điển và tham dự chương trình Tuần lễ nước Thế giới được tổ chức thường niên tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển vào cuối tháng 8. Ngoài ra còn có các phần thưởng khác (xe đạp, kì nghỉ sinh thái) cho các giải khuyến khích.

Thời hạn nhận bài dự thi từ nay đến hết ngày 17/4/2016.

Minh Tuấn.

Tìm ra thuốc giúp con người sống đến 120 tuổi - DVO

Theo các nhà khoa học, metformin - loại thuốc phổ biến dùng trong chữa trị bệnh tiểu đường có thể giúp con người có một cuộc sống lâu dài, và sẽ bắt đầu tiến hành một thử nghiệm mang tính đột phá đầu tiên trên con người vào năm 2016.

Các nhà khoa học tin rằng metformincó thể thực sự làm chậm quá trình lão hóa của con người và giúp những người già có sức khỏe tốt, đồng thời kéo dài tuổi thọ tới 110 hoặc 120 tuổi. Loại thuốc này cũng giúp chữa trị những căn bệnh như Alzheimer và Parkinson.

Mặc dù nó nghe có vẻ như trong phim khoa học viễn tưởng, nhưng các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng metformin giúp kéo dài tuổi thọ của động vật. Với thí nghiệm thành công trên động vật, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tại Mỹ đã cho phép tiến hành thử nghiệm trên người.

"Đây sẽ là sự can thiệp của y học quan trọng nhất trong kỷ nguyên hiện đại, một khả năng làm chậm quá trình lão hóa" Tiến sĩ Jay Olshansky, Đại học Illinois Chicago cho biết.

Nếu thử nghiệm trên người thành công, nó sẽ có nghĩa là một người ở tuổi 70 nhưng vẫn khỏe mạnh như một người ở tuổi 50.

Tim ra thuoc giup con nguoi song den 120 tuoi
(Nguồn ảnh The Telegraph)

Giáo sư Gordon Lithgow của Viện nghiên cứu lão hóa Buck ở California (Mỹ) nói rằng: "Nếu bạn nhắm mục tiêu một quá trình lão hóa và làm chậm lão hóa bạn sau đó bạn làm chậm tất cả các bệnh và bệnh lý của sự lão hóa là tốt". Đồng thời, ông cho rằng đó là một cuộc cách mạng, nó chưa bao giờ xảy ra trước đây.

Gordon Lithgow đã nghiên cứu về lão hóa suốt 25 năm. Theo ông, 20 năm trước lão hóa là một bí ẩn đối với con người. Nhưng ngày nay, con người bắt đầu hiểu được những gì đang xảy ra.

Lão hóa không phải là một phần tất yếu của cuộc sống bởi vì tất cả các tế bào đều chứa một kế hoạch chi tiết DNA có thể giữ một cơ thể hoạt động một cách chính xác mãi mãi. Như một số sinh vật biển không hề có sự già đi.

Các nhà khoa học nghĩ rằng các ứng cử viên tốt nhất cho một loại thuốc chống lão hóa là metformin, thuốc tiểu đường được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Metformin làm tăng số lượng của các phân tử oxy được giải phóng vào một tế bào, xuất hiện để tăng cường sức mạnh và trường thọ.

Khi các nhà nghiên cứu Bỉ thử nghiệm metformin trên loài giun tròn C.elegans, chúng không chỉ chậm lão hóa hơn mà còn khỏe mạnh lâu hơn.

Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh, một bé gái sinh ra ngày nay được dự đoán sống đến độ tuổi trung bình là 82,8 năm và 78,8 năm với bé trai. Nhưng nếu thử nghiệm trên ở người thành công, tuổi thọ của con người có thể tăng thêm gần 50%.

Giáo sư Lithgow tin rằng, trong tương lai, những người trẻ tuổi có thể có được cho một loại "vaccine" lão hóa để làm chậm quá trình lão hóa.

Vân Anh

(Lược theo The Telegraph)

Tuổi cao sức yếu, cụ rùa Hồ Gươm qua đời - DVO

Thông tin này đã được lãnh đạo công an phường Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) xác nhận.

Các lực lượng quản lý Hồ Gươm đã phát hiện thấy cụ rùa chết và nổi lên trên mặt nước gần khu vực đường Lê Thái Tổ. Ngay lập tức, ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm cùng với người dân có mặt tại khu vực này đã xác của rùa Hồ Gươm vào ven bờ.

Theo đó, GS.TS Hà Đình Đức - người có nhiều năm nghiên cứu và theo sát tình hình cụ rùa Hồ Gươm đã được thông báo và mời đến hiện trường để cùng các ngành chức năng của thành phố xem xét, bàn giải pháp. Theo vị GS này, cái chết của cụ rùa là theo quy luật tự nhiên.

Cu rua Ho Guom da chet
Giáo sư Hà Đình Đức trong một lần tiếp cận chăm sóc cụ rùa Hồ Gươm

Được biết, theo nghiên cứu của GS Hà Đình Đức, cụ rùa Hồ Gươm ước tính đã 700 tuổi và nặng chừng hai tạ.

Trong Sách Đỏ Việt Nam, rùa Hoàn Kiếm được xếp vào giống Pelochelys và là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Trong báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, rùa này được phân loại là loài Rafetus Swinhoei.

Theo ông Đức, trên thế giới chỉ có 4 cá thể, trong đó 1 ở Hồ Gươm, 1 ở Đồng Mô (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) và 2 cá thể ở Thượng Hải (Trung Quốc).

Vân Anh

(Tổng hợp)