Việc băng tan tiếp tục diễn ra ở hai cực của Trái Đất chính là một trong những biểu hiện mạnh mẽ nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu diễn ra trên toàn bộ hành tinh.
Nhưng, điều quan trọng cần phải chú ý rằng, kết quả của cuộc nghiên cứu không mâu thuẫn với sự thật rằng các sông băng và băng tầng đang tan ra với một tốc độ tăng dần theo thời gian.
Kết quả của cuộc nghiên cứu cho biết, ít nhất trong một vài năm tới, lượng băng tích tụ mới sẽ nhiều hơn lượng băng tan đi.
Các nhà khoa học đều phát hiện ra kết quả của các cuộc nghiên cứu khác đã chỉ ra sự tăng lên trong tốc độ tan băng ở bán đảo Antarctic Peninsula, vùng đảo Thwaites và đảo Quả Thông nằm ở phía Tây của Châu Nam Cực.
Nhưng các nhà khoa học đã phải tranh luận về tính chính xác của kết quả nghiên cứu, khi họ nhận thấy rằng ở vùng trung tâm của phía tây Châu Nam Cực, lượng băng tích tụ đã vượt quá lượng băng mất đi khi so sánh với số liệu của những vùng khác.
Để đưa đến kết luận này, các nhà khoa học đã nghiên cứu dựa trên lượng dữ liệu từ vệ tinh quan sát lượng băng của Nam Cực trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2008. Họ đã khám phá ra rằng tổng lượng băng tích tụ trong khoảng thời gian này là 82 tỷ tấn băng mỗi năm.
Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng, lượng băng này thấp hơn so với khoảng thời gian từ năm 1992 đến 2001, khi tổng lượng băng tích tụ một lượng lớn khác thường là 112 tỷ tấn mỗi năm.
Nhóm các nhà khoa học tính toán lượng băng tích tụ dựa trên sự thay đổi trong chiều cao bề mặt của các tầng băng. Số liệu này được đo lường từ máy đo độ cao tích hợp trên vệ tinh.
Lớp băng của Nam Cực tạo thành bởi tuyết rơi và dần dần tích tụ, dồn nén thành lớp băng đá rắn đặc với một tốc độ thấp hơn 2 cm, tức xấp xỉ 0.7 inch một năm.
Các nhà khoa học giải thích rằng, tốc độ tích tụ băng ở phía Đông của Nam Cực đã tiếp diễn từ hơn 10,000 năm trước. Và tốc độ này vẫn vượt qua tỷ lệ băng tuyết mất đi do sự sụp đổ của các tầng băng vì các con sông băng (băng hà) chảy vào vùng biển ấm. Điều này đặc biệt diễn ra ở bờ Tây của Nam Cực và bán đảo Antarctic Peninsula.
Tuy nhiên, kết quả của cuộc nghiên cứu lại mâu thuẫn với báo cáo của Tổng Cục Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu. Báo cáo này cho thấy mỗi năm Nam Cực mất đi một 147 tỷ tấn băng trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2011.
Chính vì thế, điều này thể hiện việc đo lường những thay đổi nhỏ trong chiều cao của lớp băng bằng dữ liệu vệ tinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc.
Việc dùng máy đo độ cao của vệ tinh cho một vùng rộng lớn như Nam Cực cực kì khó khăn. Bên cạnh đó, việc đo lường sự tích tụ băng tuyết cần phải được tiến hành độc lập với việc nghiên cứu môi trường địa hình thực tế.
Số lượng băng tuyết là một nhân tố ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống môi trường và khí hậu toàn cầu. Nhưng việc tính toán chính xác số liệu này vẫn còn nằm ngoài khả năng của con người.
Bên cạnh đó, vẫn còn những thử thách mang tính khoa học làm cản trở quá trình thu thập và tính toán dữ liệu. Các nghiên cứu lúc trước không xem xét đến những gì xảy ra đối với băng tầng lục địa – lớp băng lâu đời nằm sâu dưới lớp băng tuyết mới.
Tin tốt là Nam Cực hiện tại không đóng góp vào sự gia tăng của mực nước biển mà ngược lại còn làm giảm 0.23 milimet mỗi năm. Nhưng nếu lượng giảm 0.23 milimet này không đến từ Nam Cực thì đây là một điều khá tệ vì điều này chứng tỏ vẫn còn các yếu tố đóng góp vào sự gia tăng của mực nước biển mà các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra.
Một tin xấu khác nữa là các nhà nghiên cứu dự đoán rằng hiện tượng băng tích tụ nhiều hơn băng tan này sẽ chỉ kéo dài vài thập kỉ, trước khi tỷ lệ băng tan bắt kịp được và sau đó tổng lượng băng sẽ hoàn toàn mất đi không thể phục hồi.
Theo Khám Phá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét