Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Kì lạ Nam Cực càng ngày càng tích tụ nhiều băng tuyết - DVO

Việc băng tan tiếp tục diễn ra ở hai cực của Trái Đất chính là một trong những biểu hiện mạnh mẽ nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu diễn ra trên toàn bộ hành tinh.

Nhưng, điều quan trọng cần phải chú ý rằng, kết quả của cuộc nghiên cứu không mâu thuẫn với sự thật rằng các sông băng và băng tầng đang tan ra với một tốc độ tăng dần theo thời gian.

Kết quả của cuộc nghiên cứu cho biết, ít nhất trong một vài năm tới, lượng băng tích tụ mới sẽ nhiều hơn lượng băng tan đi.

Các nhà khoa học đều phát hiện ra kết quả của các cuộc nghiên cứu khác đã chỉ ra sự tăng lên trong tốc độ tan băng ở bán đảo Antarctic Peninsula, vùng đảo Thwaites và đảo Quả Thông nằm ở phía Tây của Châu Nam Cực.

Ki la Nam Cuc tich tu ngay cang nhieu bang tuyet

Nhưng các nhà khoa học đã phải tranh luận về tính chính xác của kết quả nghiên cứu, khi họ nhận thấy rằng ở vùng trung tâm của phía tây Châu Nam Cực, lượng băng tích tụ đã vượt quá lượng băng mất đi khi so sánh với số liệu của những vùng khác.

Để đưa đến kết luận này, các nhà khoa học đã nghiên cứu dựa trên lượng dữ liệu từ vệ tinh quan sát lượng băng của Nam Cực trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2008. Họ đã khám phá ra rằng tổng lượng băng tích tụ trong khoảng thời gian này là 82 tỷ tấn băng mỗi năm.

Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng, lượng băng này thấp hơn so với khoảng thời gian từ năm 1992 đến 2001, khi tổng lượng băng tích tụ một lượng lớn khác thường là 112 tỷ tấn mỗi năm.

Nhóm các nhà khoa học tính toán lượng băng tích tụ dựa trên sự thay đổi trong chiều cao bề mặt của các tầng băng. Số liệu này được đo lường từ máy đo độ cao tích hợp trên vệ tinh.

Lớp băng của Nam Cực tạo thành bởi tuyết rơi và dần dần tích tụ, dồn nén thành lớp băng đá rắn đặc với một tốc độ thấp hơn 2 cm, tức xấp xỉ 0.7 inch một năm.

Các nhà khoa học giải thích rằng, tốc độ tích tụ băng ở phía Đông của Nam Cực đã tiếp diễn từ hơn 10,000 năm trước. Và tốc độ này vẫn vượt qua tỷ lệ băng tuyết mất đi do sự sụp đổ của các tầng băng vì các con sông băng (băng hà) chảy vào vùng biển ấm. Điều này đặc biệt diễn ra ở bờ Tây của Nam Cực và bán đảo Antarctic Peninsula.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc nghiên cứu lại mâu thuẫn với báo cáo của Tổng Cục Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu. Báo cáo này cho thấy mỗi năm Nam Cực mất đi một 147 tỷ tấn băng trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2011.

Chính vì thế, điều này thể hiện việc đo lường những thay đổi nhỏ trong chiều cao của lớp băng bằng dữ liệu vệ tinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc.

Việc dùng máy đo độ cao của vệ tinh cho một vùng rộng lớn như Nam Cực cực kì khó khăn. Bên cạnh đó, việc đo lường sự tích tụ băng tuyết cần phải được tiến hành độc lập với việc nghiên cứu môi trường địa hình thực tế.

Số lượng băng tuyết là một nhân tố ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống môi trường và khí hậu toàn cầu. Nhưng việc tính toán chính xác số liệu này vẫn còn nằm ngoài khả năng của con người.

Bên cạnh đó, vẫn còn những thử thách mang tính khoa học làm cản trở quá trình thu thập và tính toán dữ liệu. Các nghiên cứu lúc trước không xem xét đến những gì xảy ra đối với băng tầng lục địa – lớp băng lâu đời nằm sâu dưới lớp băng tuyết mới.

Tin tốt là Nam Cực hiện tại không đóng góp vào sự gia tăng của mực nước biển mà ngược lại còn làm giảm 0.23 milimet mỗi năm. Nhưng nếu lượng giảm 0.23 milimet này không đến từ Nam Cực thì đây là một điều khá tệ vì điều này chứng tỏ vẫn còn các yếu tố đóng góp vào sự gia tăng của mực nước biển mà các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra.

Một tin xấu khác nữa là các nhà nghiên cứu dự đoán rằng hiện tượng băng tích tụ nhiều hơn băng tan này sẽ chỉ kéo dài vài thập kỉ, trước khi tỷ lệ băng tan bắt kịp được và sau đó tổng lượng băng sẽ hoàn toàn mất đi không thể phục hồi.

Theo Khám Phá

Nông dân Tiền Giang 15 năm đóng 500 chiếc tàu cao tốc không chìm - DVO

Trong 15 năm qua, gia đình ông Huỳnh Văn Tiến ở ấp 4, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã sản xuất trên 500 chiếc tàu cao tốc không chìm lớn nhỏ để phục vụ cho khách hàng trong cả nước.

 Đó là các loại tàu được đóng bằng vật liệu composite. Các động cơ và thiết bị lắp đặt trong tàu được nhập  khẩu từ Nhật Bản, Đức…

“Tàu được chế tạo bằng công nghệ mới với thiết kế và kỹ thuật của nước ngoài. Thân tàu có loại tàu 2 thân, sản xuất tàu phao đi sóng ổn định, không chìm. Với giải pháp và công nghệ mới đã được nhiều khách hàng chọn lựa”, ông Huỳnh Văn Tiến cho biết.

Nong dan 15 nam dong 500 chiec tau cao toc khong chim
Ông Huỳnh Văn Tiến bên mô hình tàu phao cao tốc phục vụ khách du lịch.

Tùy theo lớn nhỏ mà giá thành của mỗi tàu từ hơn 100 triệu đồng đến vài chục tỷ đồng.

Thời gian qua, các tàu cao tốc do  ông Huỳnh Văn Tiến sản xuất đã cung ứng cho nhu cầu đưa đón khách du lịch trên sông của các công ty tàu cao tốc ở Việt như Greenlines, Vina Express, Petro Express… đồng thời phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm soát của các ngành chức năng trong cả nước.

Ông Huỳnh Văn Tiến vừa thành lập Công ty TNHH sản xuất thương mại Tân Á Đông với 70 cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề. Đây là doanh nghiệp tư nhân chuyên đóng tàu thứ 2 ở khu vực ĐBSCL với 1 doanh nghiệp đóng tàu loại này ở Cà Mau.

Hiện tại, Công ty TNHH sản xuất thương mại Tân Á Đông sản xuất tàu phao cao tốc có ưu điểm là không chìm trong nước, tiết kiệm nhiên liệu được các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài nước ưa chuộng.

Cúc Phương(Lược theo VOV)

Kỹ sư “hai lúa” chế tạo máy đa năng đánh bại hàng... Trung Quốc - DVO

Anh Nguyễn Hải Châu (46 tuổi), quê gốc Nghệ An, từng tốt nghiệp ĐH Mở nghành Công nghệ Thông tin nhưng chưa qua một trường lớp đào tạo bài bản về cơ khí, kỹ thuật nào. Với đam mê sáng chế máy móc, anh Châu đã chế tạo thành công hàng loạt các loại máy đa năng tiện ích, hiệu quả cho người nông dân.

Hiện, anh là chủ sở hữu của hàng chục các loại máy móc hiện đại như máy băm nghiền đa năng, máy ép cám viên, máy nghiền vỏ dừa… Nhờ "bộ sưu tập" máy móc khổng lồ mà anh Châu được nhiều người ví là “vua sáng chế” hay "kỹ sư hai lúa" của Việt Nam.

Không chỉ “đánh bại” các loại máy móc của Trung Quốc, Nhật Bản tại thị trường trong nước, một số máy móc do anh Châu sáng chế còn được xuất khẩu sang các nước như Lào, Campuchia, Malaysia... Với gần 30 đại lý phân phối trên cả nước, mỗi năm cơ sở của anh Châu sản xuất ra thị trường khoảng 2.000 các loại máy móc phục vụ nông nghiệp, đạt doanh thu cả chục tỷ đồng.

Ky su “hai lua” che tao may da nang danh bai hang...TQ
Anh Nguyễn Hải Châu đang kiểm tra một chiếc máy mới sáng chế

Kể lại chặng đường đi đến thành công của mình, anh Nguyễn Hải Châu cho biết, trước đó, anh đã từng lang thang khắp các cửa hàng bán máy nông nghiệp, tìm hiểu quy chế vận hành của các loại máy có trên thị trường.

“Có khi tôi mua các loại máy về rồi tháo tanh bành chỉ để tìm ra cơ chế hoạt động và vận hành của nó…”. Thời gian đầu, có nhiều đêm phải thức trắng để học cách vẽ phác thảo các bộ phận, chi tiết rồi tính toán công năng và các thông số kỹ thuật.

Anh Châu nhớ lại: “Sau khi xem xét và nghiên cứu, tôi nhận ra rằng có thể kết hợp nhiều chức năng trong cùng một loại máy để giảm chi phí và tiết kiệm được thời gian sản xuất. Ý tưởng cứ tuôn trào trong đầu, mắc ở đâu thì mình tìm tài liệu rồi đến hỏi các thợ cơ khí hoặc chuyên nghành về lĩnh vực đó…”.

Cứ như thế, ròng rã gần 2 năm trời chiếc máy nông nghiệp băm nghiền đa năng đầu tiên do anh Châu sáng chế cũng ra đời. Máy với ba chức năng: băm nhỏ, nghiền nát và nghiền bột nhưng lại có cấu tạo khá đơn giản, có thể tháo rời từng bộ phận với trọng lượng chỉ khoảng 50kg. Thời điểm đó, đây được coi là chiếc máy gần như “độc nhất vô nhị” trên thị trường bấy giờ.

Anh Châu hào hứng cho biết: “Máy có thể vừa nghiền ngô hạt hay ngô quả thành hạt, lại có thể băm cỏ, chuối hay nghiền nát các loại đỗ, gạo, sắn thành bột khô… Trên thị trường khi ấy chưa có máy nào có thể thực hiện được 3 chức năng cùng một lúc, một số máy của Nhật có mặt tại Việt Nam khi đó thì tối đa cũng chỉ có hai chức năng….”.

Ky su “hai lua” che tao may da nang danh bai hang...TQ
Để cho ra những sản phẩm sáng chế mới, anh Châu phải mất rất nhiều công sức

Chiếc máy nông nghiệp đa chức năng phục vụ hầu hết các công đoạn từ đơn giản đến phức tạp trong sản xuất nông nghiệp thế nhưng lại có giá thành chỉ từ 4 – 6 triệu đồng, tùy theo nhu cầu lắp đặt ít hay nhiều chức năng khác nhau cho máy.

Không chỉ có vậy, ngoài chiếc máy băm nghiền đa năng 3A, anh Nguyễn Hải Châu còn sáng chế và cải tiến được hơn 30 loại máy nông nghiệp với những công dụng và chức năng khác nhau như: máy chế biến thức ăn chăn nuôi, máy băm cỏ, máy làm cám viên, máy nghiền phế phẩm nông nghiệp,  máy xay bột, máy tách hạt... Điều đặc biệt là tất cả từ ý tưởng đến linh kiện và lắp ráp đều do anh Châu xây dựng và trực tiếp điều hành sản xuất.

Lược theo báo Dân Trí

Đã có thuốc chữa nhiễm độc phóng xạ - DVO

Sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã có hơn 100.000 người thiệt mạng. Nhiều người chết vì bị phơi nhiễm với bức xạ cường độ cao.

Các tia bức xạ có khả năng chiếu xuyên qua các mô, làm gãy vỡ các chuỗi mã hóa di truyền DNA và gây rối loạn chu kỳ phân chia tế bào, từ đó gây ra hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, nóng sốt, chóng mặt, rụng tóc và móng tay. Theo thời gian, các khối ung thư dần hình thành.

Tuy nhiên, phương pháp chữa trị cho các bệnh nhân bị nhiễm độc phóng xạ vẫn còn khá hạn chế. Các bác sĩ chỉ có thể giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, điều trị bỏng và ngăn buồn nôn, đồng thời cố gắng giữ lượng bức xạ không lan rộng ra toàn thân.

Khi bị nhiễm phóng xạ cường độ cao, nạn nhân thường bị tử vong nhanh chóng và không có cách nào cứu vãn. Bên cạnh đó, một khi bức xạ đã vào trong cơ thể thì rất khó để loại thải chúng ra.

Tim ra thuoc chua nhiem doc phong xa

Vũ khí hạt nhân và các vụ tai nạn ở nhà máy điện nguyên tử thường giải phóng ra môi trường một lượng lớn actinides. Đây là một nhóm các nguyên tố phóng xạ nằm ở dưới cùng của bảng tuần hoàn.

Ví dụ như plutonium, uranium, và curium. Chúng dễ dàng thâm nhập vào sâu trong tủy xương và các cơ quan của con người. Tại đó, actinides có thể phát ra bức xạ vào trong cơ thể chúng ta trong nhiều thập kỷ mà không có cách nào để xử lý.

Nhưng hiện nay, Giáo sư Rebecca Abergel và các cộng sự trong lĩnh vực hóa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley, California, Mỹ đã tạo ra các phân tử đặc thù có khả năng liên kết với actinides để hình thành các khối vật chất có kích thước lớn và ổn định, từ đó giúp cơ thể nhận dạng actinides và trục xuất chúng một cách dễ dàng.

Đây là một chất được gọi là chelators, gồm những phân tử có thể hình thành nhiều liên kết với các ion kim loại đặc thù. Chelators đã dược dùng trong một khoảng thời gian khá dài trước đó nhằm điều trị các trường hợp bị ngộ độc kim loại nặng như sắt, asen và chì.

Nhóm của Giáo sư Albegel tại Berkeley đã nghiên cứu thành công một loại chelator chỉ liên kết với nhóm actinides mà không có tác động tới bất kì một dạng kim loại nào khác trong cơ thể, ví dụ như kẽm hoặc sắt.

Thành công này được phát triển dựa trên mô hình chelator liên kết với sắt có trong các loại vi khuẩn. Họ thay thế các phần của cấu trúc này từng bước một, sửa đổi các đặc tính như độ axit và số lượng các liên kết thông qua một loạt các phản ứng hóa học.

"Nguyên tử actinides có kích thước lớn hơn so với nguyên tử sắt, vì vậy loại chelator mới cần phải có thêm nhiều phân tử hơn", Giáo sư Abergel giải thích. Trong hơn 30 năm qua, bà và các cộng sự đã thử nghiệm hàng chục cấu trúc chelator khác nhau nhằm tìm ra loại thích hợp nhất. Và dạng chelator mới nhất đã có thể loại bỏ đến 80% chất plutonium nhiễm độc trong cơ thể chuột thí nghiệm chỉ trong vòng hai ngày với một liều duy nhất.

Hiện nay, chất này đã được điều chế dưới dạng viên uống hoặc thuốc tiêm. Nhưng Giáo sư Abergel cho rằng thuốc viên sẽ mang lại hiệu quả hơn.

"Trong trường hợp có một tai nạn phóng xạ xảy ra và hàng triệu người dân sinh sống bị nhiễm độc, nếu sử dụng thuốc tiêm sẽ phát sinh thêm khá nhiều chi phí khác như bơm kim tiêm, bông băng, cồn sát khuẩn.

Trong khi đó, thuốc viên lại khá đơn giản để sản xuất, phân phối và vận chuyển. Đồng thời có thể dễ dàng được nghiền ra thành bột và trộn vào thức ăn cho trẻ em hoặc người già".

Tuy nhiên, thành tựu này vẫn còn một khiếm khuyết lớn. Đó chính là các nhà khoa học vẫn chưa xác định được liều lượng thuốc cần thiết để chữa trị cũng như là khoảng thời gian thích hợp để sử dụng thuốc.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang hướng đến việc cung cấp loại thuốc này cho những người thường xuyên phải tiếp xúc với phóng xạ nhưng ở cường độ nhỏ, chẳng hạn như các nhà khoa học, công nhân nhà máy điện hạt nhân và thợ đào mỏ uranium. Việc sử dụng thuốc hàng ngày sẽ giúp họ phòng chống các bệnh như ung thư do phóng xạ gây ra.

Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tiếp tục cải tiến loại thuốc chelator này nhằm điều trị cho những căn bệnh cần phải loại thải hay tiêu diệt một số tế bào đặc thù, ví dụ như ung thư hoặc Alzheimer.

Theo Khám Phá

Kỹ sư “hai lúa” chế máy băm đa năng:Đầu óc thực tế - DVO

Xung quanh câu chuyện kỹ sư hai lúa chế tạo máy băm đa năng, chiều ngày 4/11, chia sẻ với báo Đất Việt, PGS.TS. Hoàng Đức Liên - Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: "Nông dân, người dân chế tạo ra máy móc nhiều lắm nhưng ứng dụng thực tế như thế nào có đảm bảo lâu dài hay không thì phải có kiểm chứng cụ thể.

Thực ra máy băm đa năng này đã có rất nhiều cơ sở tư nhân sản xuất nhưng vấn đề đặt ra ở đây là hiệu quả, chi phí và giá thành ra làm sao. Rất nhiều người nói sản xuất tốt, nhiều người dùng nhưng thực tế họ đã được kiểm chứng chưa mới quan trọng.

Tôi đã tham gia rất nhiều các cuộc hội thảo đánh giá chất lượng sản phẩm của người dân tự sáng chế nên tôi biết, nhiều khi họ nói rất hay nhưng khi kiểm tra lại không được như người ta nói, cái gì thì cái cũng phải có hội đồng đánh giá kiểm định hẳn hoi chứ.

Nếu người ta có năng lực thật sự thì phải đi đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ đã, vì nếu sản phẩm mình làm ra đưa thông tin lên đại chúng cái là mất bản quyền ngay, còn cái không tốt thì sẽ khiến bản thân mình mất uy tín ngay."

Nhấn mạnh thêm về vấn đề này, PGS.TS Liên cho biết: Nông dân có nhiều sáng kiến đều xuất phát từ cái dạ dày của người ta, cuộc sống khó khăn bắt buộc người ta phải mày mò.

Cũng có những sáng kiến hay vì người ta có đầu óc thực tế hơn những nhà khoa học, tuy nhiên cũng có những cái họ làm ra thành thừa vì trên thực tế đã có rất nhiều trên thị trường rồi. Trước đó, chúng tôi đã từng cấp chứng nhận cho 1 người ở Quảng Ninh về cái máy băm nghiền đa năng rồi vì cái mới của họ là cũng cùng nguyên lý đó, chất lượng như thế mà bán với giá rẻ hơn.

Ví dụ cùng 1 máy đó, ngoài thị trường bán giá 7 triệu mà anh sáng chế ra bán có 5 triệu thì tốt quá. Chính vì vậy, chúng tôi đã quán triệt rằng, nếu những người nông dân họ sáng chế ra sản phẩm nào tốt thì mình phải đầu tư cho người ta, mình đang hô tinh thần dám nghĩ, dám làm của bà con nhưng đứng trên góc độ nào đó thôi.

Nong dan xan tay tu che tao may: Tien si ly giai
Để cho ra những sản phẩm sáng chế mới, anh Châu phải mất rất nhiều công sức

Nói về tình trạng của các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm, ông Liên cho biết: Các nhà khoa học phải có thực tiễn bên ngoài, không thể đóng cửa trong phòng điều hòa mà nghiên cứu những cái bên ngoài thực tế được, phải làm sao để đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội và phải có sự liên đới với nhau.

Phải có định hướng phát triển cái gì và phải đầu tư cho sáng kiến đó thì mới thành hiện thực được. Nghiên cứu xong mà không có người sử dụng thì không được đánh giá là thành công. Vì vậy, phải có tính chuyển giao giai đoạn cho cơ sở ứng dụng hoàn chỉnh, đã dùng thử rồi thì mới công bố trên toàn quốc.

Cũng theo PGS.TS. Hoàng Đức Liên: "Đối với ngành khoa học ứng dụng thì ở bất kỳ một quốc gia nào cũng cần phải có kênh 2 chiều, thứ nhất từ trên xuống, thứ 2 từ dưới lên. Người dân góp ý cho chúng ta những cái thực tế bên ngoài, các nhà khoa học giúp họ tìm ra nguyên lý".

Như thông tin báo chí đã đưa, anh Nguyễn Hải Châu (46 tuổi), quê gốc Nghệ An, từng tốt nghiệp ĐH Mở nghành Công nghệ Thông tin nhưng chưa qua một trường lớp đào tạo bài bản về cơ khí, kỹ thuật nào. Với đam mê sáng chế máy móc, anh Châu đã chế tạo thành công hàng loạt các loại máy đa năng tiện ích, hiệu quả cho người nông dân.

Hiện, anh là chủ sở hữu của hàng chục các loại máy móc hiện đại như máy băm nghiền đa năng, máy ép cám viên, máy nghiền vỏ dừa… Nhờ "bộ sưu tập" máy móc khổng lồ mà anh Châu được nhiều người ví là “vua sáng chế” hay "kỹ sư hai lúa" của Việt Nam.

Không chỉ “đánh bại” các loại máy móc của Trung Quốc, Nhật Bản tại thị trường trong nước, một số máy móc do anh Châu sáng chế còn được xuất khẩu sang các nước như Lào, Campuchia, Malaysia... Với gần 30 đại lý phân phối trên cả nước, mỗi năm cơ sở của anh Châu sản xuất ra thị trường khoảng 2.000 các loại máy móc phục vụ nông nghiệp, đạt doanh thu cả chục tỷ đồng.

Không chỉ có vậy, ngoài chiếc máy băm nghiền đa năng 3A, anh Nguyễn Hải Châu còn sáng chế và cải tiến được hơn 30 loại máy nông nghiệp với những công dụng và chức năng khác nhau như: máy chế biến thức ăn chăn nuôi, máy băm cỏ, máy làm cám viên, máy nghiền phế phẩm nông nghiệp,  máy xay bột, máy tách hạt...

Tú Nhi

Tăng tốc dự án đưa người lên sao Hỏa - DVO

Cơ quan này cũng mở chiến dịch tuyển phi hành gia cho sứ mệnh chinh phục “hành tinh đỏ” vào ngày 14/12.

Tang toc du an dua nguoi len sao Hoa
NASA và kế hoạch đưa người lên sao Hỏa đầy tham vọng.

Kế hoạch phóng Orion lên quỹ đạo Mặt trăng

Orion là tàu không gian thế hệ mới được thiết kế để chở con người thực hiện các hành trình lên vũ trụ.

Mỹ bắt đầu phát triển tàu con thoi này từ những năm 1970. Mục tiêu ban đầu của NASA là dùng Orion để đưa con người lên Mặt trăng. Tuy nhiên, hiện mục tiêu này đã được điều chỉnh để đưa người lên các hành tinh khác xa xôi hơn - trước mắt là tới “hành tinh đỏ” vào những năm 2030.

Đây là dự án do NASA và hãng chế tạo máy bay, vũ khí và công nghệ quốc phòng Lockheed Martin hợp tác tiến hành. Orion được trang bị những công nghệ hiện đại nhất thế giới, trong đó có nhiều công nghệ lần đầu tiên áp dụng cho tàu vũ trụ.

Hồi tháng 12/2004, tàu Orion đã được phóng từ căn cứ không quân Mũi Canaveral, bang Florida bởi tên lửa đẩy Delta IV Heavy và bay 2 vòng quanh Trái đất ở độ cao 5.800km. Sau đó, Orion hạ cánh an toàn xuống vùng biển gần bán đảo Baja Mexico - Thái Bình Dương để kết thúc tốt đẹp chuyến bay không người lái thử nghiệm đầu tiên.

Tiếp nối thành công đó, NASA vừa công bố kế hoạch phóng tàu con thoi Orion vào tháng 11/2018 tại Trung tâm vũ trụ Kennedy, bang Florida (Mỹ). Chuyến bay mang tên Exploration Mission 1 - một trong những giai đoạn quan trọng của sứ mệnh đưa người lên sao Hỏa.

Đối tác của NASA là Lockheed Martin đang xây dựng các thành phần của tàu vũ trụ tại Nhà máy Michoud, gần bang New Orleans (Mỹ). Trong đó, quan trọng nhất là môđun chứa cabin cho bốn phi hành gia có đường kính gần 5m.

Tàu con thoi Orion sẽ sử dụng tên lửa đẩy lớn nhất và mạnh nhất từ trước đến nay là Space Launch System (SLS). Phiên bản ban đầu của tên lửa này có trọng tải 77 tấn và phiên bản hoàn thiện có sức nâng hơn 143 tấn.

Sau khi được tên lửa SLS đưa ra khỏi quỹ đạo Trái đất, Orion sẽ di chuyển đến Mặt trăng. Dự kiến, tàu con thoi này sẽ bay 2 vòng xung quanh vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất.

Trong quá trình đó, nó sẽ bung các tấm pin mặt trời để tích thêm năng lượng cần thiết cho quá trình hoạt động.

Sau đó, tàu con thoi Orion sẽ tận dụng lực hấp dẫn của Mặt trăng để đạt được tốc độ cần thiết và thực hiện quá trình bay ngược trở lại “hành tinh xanh”.

Theo kế hoạch, môđun của Orion sẽ bung dù rồi hạ cánh xuống Thái Bình Dương. Tổng thời gian để Orion thực hiện sứ mệnh này là khoảng 3 tuần.

Tháng 8/2015 vừa qua, NASA đã tiến hành thử nghiệm dù dành cho Orion tại sa mạc Arizona. Các nhà khoa học thậm chí đã bớt số lượng dù (dự kiến là 3 chiếc) để kiểm tra. Mặc dù vậy, tàu con thoi Orion vẫn nhẹ nhàng hạ cánh an toàn xuống vị trí mục tiêu.

Đây là điều cần thiết bởi mục đích chính của Orion là chuyên chở các phi hành gia xuống sao Hỏa cũng như trở lại Trái đất nên an toàn phải là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Chiến dịch tuyển phi hành gia lên sao Hỏa

Song song với việc chuẩn bị các yếu tố kỹ thuật, thử nghiệm phương tiện lên sao Hỏa, NASA cũng đang tích cực tuyển chọn các phi hành gia cho mục tiêu lớn này.

Họ bắt đầu tuyển người để bay trên 4 con tàu vũ trụ trong các dự án trạm vũ trụ quốc tế, 2 tàu vũ trụ thương mại của các công ty Mỹ và đặc biệt là tàu con thoi Orion lên sao Hỏa.

Ngày14/12 vừa qua, NASA đã chính thức mở chiến dịch tuyển chọn phi hành gia cho sứ mệnh đưa người lên sao Hỏa. Quá trình nhận hồ sơ sẽ kết thúc vào ngày 18/2/2016.

Điều kiện để trở thành phi hành gia là công dân Mỹ có trình độ cao ở các lĩnh vực nghề nghiệp như phi công, kỹ sư, nhà khoa học và chuyên gia về y - dược.

Các ứng viên phải có chiều cao từ 1,57m tới 1,90m, thị lực 20/20, có bằng cử nhân, kỹ sư tại các trường đại học danh tiếng chuyên về kỹ thuật, sinh học, khoa học tự nhiên hoặc toán học.

Ngoài ra, họ phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn hoặc trải qua ít nhất 1.000 giờ bay trên máy bay phản lực (đối với những người là phi công).