Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Vị thuốc quý từ rau càng cua

Rau càng cua là một loài rau dại rất dễ sống ở các khu đất có sỏi đá, vách tường nhà, đây là loài rau mang lại cho chúng ta một vị thuốc rất quý mà ít người biết tới


Bạn thấy đâu đó loài rau này mọc rất nhiều nhưng chưa biết thông tin về nó. Rau càng cua còn có tên là đơn kim, đơn buốt, cúc áo, thích châm thảo, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo…
Không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc. Theo đông y, rau càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.
Ảnh minh họa về cây rau càng cua

Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt.

Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp… Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Ngoài ra, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.
Ảnh: Rau càng cua nộm thịt Bò

Do có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước, rau càng cua có tác dụng giải khát tuyệt vời; có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở, giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng.

Rau càng cua ăn sống rất tốt, nếu biết chế biến bạn có thể nộm gỏi rau càng cua với thịt bò, cá khô,...ăn rất ngon. Tuy nhiên, khi sử dụng rau càng cua để chữa bệnh bạn cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ rau càng cua:


– Viêm họng: rau càng cua 50 – 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày.

– Tiểu đường: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm (có thể dùng chanh), ếch 1 con (100g), lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần.

-Thiếu máu: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.

– Lợi tiểu: Rau càng cua 150-200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi , chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.

– Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 – 100g.

– Chín mé (sưng tấy, chưa vỡ mủ): Rau càng cua 100 – 150g, cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Bã đắp ngoài.

– Mụn nhọt: Rau càng cua 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống.
– Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.

Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.

Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
Tham khảo

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Trồng sen

Hạt giống 18 màu hoa sen đẹp nhất đã được đưa từ Mỹ về, mình cập nhật bài viết này để thông báo với các bạn yêu hoa sen nhé (xem chi tiết tại muasamhangmy.com).


20 năm sống ở vùng đất mà sen được xem là linh hồn xứ sở, đã quen với những hồ sen đẹp dịu dàng và mùi hương thanh tao lan trong gió. Tiện thể thấy bên Mỹ bán nhiều giống sen đẹp quá, cũng tập tọe thử trồng sen xem sao. Mua hạt giống 4 màu xanh đỏ tím vàng về, ngâm nước, kết quả thật bất ngờ: chỉ trong vòng 1 tuần, hạt giống nảy mầm 100%.


Trồng sen không khó, quan trọng là phải có được giống tốt. Vì hạt sen sấy khô có lớp vỏ khá cứng, bạn cần phải rạch vỏ phần đầu hạt để kích thích nảy mầm. Nếu khó rạch quá thì nên ngâm nước khoảng 1-2 ngày cho mềm hạt rồi rạch sẽ dễ dàng hơn.


Chỉ cần ươm hạt trong một cái chén nhỏ đựng nước, mỗi ngày nên thay nước một lần. Khoảng 4-6 ngày sẽ có dấu hiệu nảy mầm.


  1. Một khi đã nảy mầm, mầm cây phát triển khá nhanh, vươn dài nom yêu hết sức, những chiếc lá nhỏ xíu bắt đầu xuất hiện. Lúc này, có thể chuyển hạt ra chậu lớn hơn.


Bạn có thể lấy một vật đựng bất kỳ: chậu, xô, thố... và đổ nước gần đầy. Thêm đất sạch khoảng 1/4 mức nước và một chút đạm gieo hạt với tỷ lệ 1/4 thìa cà phê cho 4l nước. Vì chậu của mình nhỏ nên mình chỉ dùng 1/6 tsp thôi nhé.


Khuấy đều và cho cây con vào, để nơi có nắng mai.


Bây giờ thì chờ cây lớn nha. Mong một ngày các em ra hoa để mình ngồi uống trà ngắm sen. Còn đây là 4 màu sen mình đang trồng:


Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Huế và hương mùa hạ

Huế vào hạ với cái nắng chói chang thúc giục bước chân mọi người đi biển. Ai đã từng ở Huế cũng biết cứ độ này là trời nóng lắm, không như phương Nam nắng ấm quanh năm nhưng đến hè vẫn dịu nhờ những cơn mưa mát lạnh lúc giao mùa. Dẫu vậy, Huế mùa hạ có những thứ ngon để người ta chờ đợi: một thoáng sen thơm, chén chè kê mát dịu, xôi đậu ngự thơm bùi, măng cụt ăn thay cơm mà không chán...


Tôi cùng bè bạn vẫn mong chờ đến mùa sen để tận hưởng cái thanh tao mát lành làm mùa hạ không còn nóng bỏng. Vẫn biết sen khô hay sen phương Nam có quanh năm, nhưng ăn cái sen tươi của Huế mang lại hương vị khó lẫn. Sen bùi, thơm, chỉ nấu 5 phút là mềm bở tơi. Cơm sen, chè sen, xôi sen, soup sen, và cả hạt sen luộc, nướng, làm nhân chả giò, sữa hạt sen..., thiếu gì món ngon cơ chứ.

Ăn sen Huế cũng phải lựa, vì thị trường nhiều loại. Công bằng mà nói, sen Đà Nẵng, Hội An cũng ngon nếu so với sen Huế thông thường, nhưng sen Huế mà biết chọn thì không nơi nào bằng. Tôi thích sen Huế của tôi vì cái hương vị đặc trưng của nó.



Mùa sen cũng trùng với mùa kê. Không phải ai cũng quen dùng hạt kê, nhưng đây quả thực là một loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Hạt kê thường được dùng để nấu cháo, chè, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, chống mất ngủ, ổn định tiêu hóa, bồi bổ trí não, tăng cường trí nhớ, làm đẹp da, bổ thận, chữa ho... Cũng vì vậy mà hạt kê phù hợp cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ, người già và người thường xuyên lao động trí óc.


Đậu ngự cũng là một đặc sản không thể thiếu trong nhiều món ăn ngon của Huế. Đậu bùi và thơm, dùng để nấu chè, soup, xôi. Xôi sen đậu ngự là món mà con gái mình rất yêu thích. Mỗi năm đến mùa, mình lại chuyển đậu ngự tươi tách vỏ từ Huế vào, để ngăn mát dùng dần, được khá lâu.


Mùa hạ Huế còn thêm vị ngọt ngào của măng cụt vốn được biết đến là đặc sản phương Nam. Tuy nhiên, ai đã từng ăn măng cụt Huế đều thấy ngon hơn măng cụt trong Nam nhiều. Măng cụt Huế quả nhỏ và tròn xoe, hương vị ngọt mát như lấy trọn chất phù sa sông Hương ở vùng đất Kim Long, Nguyệt Biều. Xưa trái này hay được dâng vua, và người Huế gọi tên là "Giáng Châu" - tức là ngọc trên trời ban xuống. Có điều, mùa măng cụt Huế chỉ kéo dài khoảng 1 tháng, trước và sau giai đoạn đó thì Huế cũng chỉ toàn măng cụt trong Nam.



Còn nhiều nữa không liệt kê hết được: bắp làng Cồn, tôm đầm phá, những món ăn đầy dư vị tuổi thơ... Hương mùa hạ từ những món ăn luôn làm người lòng người đi xa da diết nhớ. Hạ về rồi, Hương Vị Xanh cũng chuyển những thứ thơm ngon của đất cố đô vào Sài Gòn để bạn bè cùng thưởng thức.